Mỗi loại hình Chatbot sẽ mang đến cho doanh nghiệp những trải nghiệm khác nhau. Cùng Digizone tìm hiểu các loại hình Chatbot phổ biến hiện nay và cách chọn Chatbot phù hợp cho doanh nghiệp.
Các loại hình Chatbot
1. Clicking Bot
Clicking Bot là loại Chatbot đơn giản giúp người dùng có thể giao tiếp với doanh nghiệp bằng những cú click và nút lệnh được thiết kế sẵn. Chatbott sẽ trả lời các thông tin sau khi người dùng ấn chọn các nút mong muốn.
Clicking Bot là loại hình Chatbot đơn giản, có thể trả lời các câu hỏi của người dùng. Tuy nhiên, không thể sử dụng Clicking Bot trong tình huống nâng cao bởi có quá nhiều biến số để dự đoán cách người dùng để đi đến câu trả lời cụ thể.
Ngoài ra, Clicking Bot chỉ hiểu nội dung câu hỏi khi khách hàng sử dụng nút giao tiếp. Chúng không thể trả lời các câu hỏi ngoài của khách hàng. Chính vì thế, Clicking Bot được đánh giá là Chatbot chậm nhất trong việc đưa thông tin đến cho khách hàng.
2. NLP Bot
Không giống như Clicking Bot, NLP Bot dựa trên nhận dạng từ khóa có thể biết được những gì người dùng nhập mà không cần giới hạn trong các nút bấm. NLP Bot sử dụng các từ khóa có thể tùy chỉnh và ứng dụng AI – NLP (Natural Language Processing) để có thể nhận diện và hiểu được mục đích câu nói của người dùng dựa trên các dữ liệu đã được đào tạo từ trước
Tuy nhiên, chatbot NLP cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các thông tin cơ bản, Chatbot thường khá khó khăn khi phải trả lời nhiều câu hỏi tương tự.
3. Dialog Management Bot
Dialog Management Bot là sự kết hợp giữa Clicking Bot và NLP Bot. Giải pháp giúp tăng trải nghiệm khách hàng cũng như định hướng khách hàng tốt hơn.
Cách chọn Chatbot phù hợp cho doanh nghiệp
1. Lựa chọn đơn vị uy tín
Không phải lúc nào đơn vị uy tín cũng mang lại hiệu quả tốt cho chiến dịch. Tuy nhiên, việc lựa chọn đơn vị uy tín có thương hiệu lớn sẽ đảm bảo kết quả cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sở hữu ứng dụng chatbot cao cấp và hiệu quả.
Không những thế, nếu chatbot được cài không mang lại hiệu quả tốt, thì phía dịch vụ sẽ bù trừ cho doanh nghiệp những chính sách bảo hàng, đổi trả, hậu mãi. Điều này mang lại nhiều lợi ích hơn khi sử dụng dịch vụ của các công ty kém chất lượng, không uy tín.
Để lựa chọn đơn vị Chatbot uy tín, doanh nghiệp có thể tham khảo những cái tên như: Chatfuel, ManyChat, Harafunel, Botbanhang.
2. Tìm hiểu chức năng chatbot
Nếu chỉ cần một chatbot hỗ trợ tự động trả lời tư vấn hỏi đáp thông thường, bạn có thể bỏ qua điều này. Song, nếu bạn cần một chatbot đa zi năng với thật nhiều tính năng tối ưu, hãy tìm hiểu thật kỹ các vấn đề sau: Chatbot này được xây dựng theo kịch bản theo nào (keyword hay hội thoại tạo sẵn)? Có kho kịch bản mẫu hay không? Chatbot có cung cấp livechat, tổ chức viral campaign và tích hợp trên web không? Số lượng Page kết nối Chat là bao nhiêu? Chatbot quản lý danh sách khách hàng như thế nào? Có tích hợp quảng cáo Facebook và kết nối giao hàng không?
Cũng vậy, hãy quan tâm đến tính năng lưu trữ và segment khách hàng của chatbot. Thường những chatbot có tích hợp sẵn CRM sẽ hỗ trợ phân loại và khai thác khách hàng triệt để hơn.
Ngoài ra, nếu muốn khai thác đa kênh, bạn cần tìm hiểu khả năng tích hợp giữa chatbot với Website, Email Marketing, CRM để đảm bảo việc tiếp cận khách hàng được đồng bộ và dễ dàng nhất.
Nếu muốn sử dụng Chatbot như một công cụ quản lý nhân lực từ xa, Marketer cần tìm hiểu thêm về các tính năng phân việc tự động, gán nhân viên hỗ trợ và lịch sử lưu trữ tương tác với khách hàng… Để đảm bảo Chatbot giúp bạn đánh giá hiệu suất lao động hiệu quả, chính xác nhất.
3. Tham khảo chi phí dịch vụ
Thông thường, các chatbot càng nhiều tính năng càng đòi hỏi chi phí dịch vụ cao và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những trường hợp chatbot miễn phí vẫn bao gồm những tính năng tương đương với các gói chatbot trả phí khác.
Theo đó, đừng bỏ qua những công cụ Chatbot miễn phí nếu vừa muốn hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí tối ưu nhé. Đừng quên tham khảo review của người đi trước
Những phản hồi khách quan từ họ sẽ là thước đo tin cậy để bạn xác định được đâu là chatbot phù hợp mà không cần phải “dẫm chân vào vết xe đổ” một lần nữa.
Bạn nên tham khảo review từ những người hoạt động trong lĩnh vực của mình để có được cái nhìn phù hợp nhất. Bởi, một chatbot như botbanhang có thể rất hiệu quả với nhóm ngành tiêu dùng bán lẻ trực tuyến nhưng chưa chắc đã phù hợp với nhóm ngành đầu tư bất động sản, nghỉ dưỡng, tài chính… Hay một chatbot nổi tiếng như Chatfuel cũng có thể mang đến nhiều khó khăn, bất lợi trong quá trình sử dụng nếu tiếng Anh không phải là lợi thế của doanh nghiệp bạn.
4. Trải nghiệm thực tế
Chatbot dù hay ho với nhiều tính năng đến đâu vẫn chỉ là một sản phẩm công nghệ. Theo đó, để biết chúng có thực sự phù hợp với doanh nghiệp mình hay không, Marketer vẫn nên tự mình trải nghiệm thực tế sản phẩm.
Bởi chỉ khi tận tay thử nghiệm, bạn mới có được đánh giá chính xác nhất về mức độ thân thiện của chúng ra sao? Khả năng xử lý các tình huống với khách hàng như thế nào? Các chức năng lưu trữ và phân loại khách hàng có thực sự hiệu quả? Khâu quản lý nhân sự làm việc online hoạt động như thế nào…
Điều này sẽ giúp bạn có được đánh giá khách quan và lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn được loại Chatbot phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Theo dõi Digizone để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé!