Nếu bạn muốn trang Web nhận được nhiều lưu lượng truy cập một cách nhanh chóng và dễ dàng thì chạy quảng cáo Google là giải pháp đáng được xem xét.
Bất kỳ doanh nghiệp nào có ngân sách quảng cáo đều có rất nhiều chiến thuật và kênh để lựa chọn. Trong đó, chạy quảng cáo Google (Google AdWords) mang đến nhiều lợi ích có thể tạo nên sự khác biệt và khả năng đột phá cho doanh nghiệp tốt hơn so với một số tùy chọn khác. Hãy xem xét ngay 8 điều cần lưu ý khi lập kế hoạch và chạy Google AdWords được biên soạn trong bài viết nhé.
Google Ads không phải là “tiên dược” để cứu sống doanh nghiệp bạn
Với quảng cáo Google, doanh nghiệp sẽ nhắm được đúng đối tượng đang tìm kiếm sản phẩm của bạn. Chỉ khi người dùng nhấp chuột vào quảng cáo, đi đến trang Web thì doanh nghiệp mới cần thanh toán cho hành động này. Google AdWords được đánh giá là rất hữu ích trong chiến dịch Marketing Online. Thậm chí, nó còn được nhiều Marketer nhận định là một trong những phương pháp tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay. Thế nhưng, bạn cần hiểu rõ rằng Google Ads không thể nào hồi sinh doanh nghiệp đang trên bờ vực sụp đổ trong một sớm chiều. Nó cũng không phải là giải pháp luôn có thể vực dậy doanh số ngay lập tức.
Doanh nghiệp bạn cần có những điều kiện nhất định để đảm bảo có cơ hội thành công trước khi muốn bứt phá với AdWords. Chẳng hạn như doanh nghiệp bạn có những dịch vụ, sản phẩm có người quan tâm. Doanh nghiệp phải có trang Web chuyên nghiệp, Landing Page riêng cho mỗi dịch vụ, sản phẩm. Ngoài ra, giá dịch vụ, sản phẩm cũng phải cũng phải vừa tầm, hợp lý với đối tượng khách hàng mục tiêu,… Nếu thiếu những yếu tố cơ bản này, việc chạy quảng cáo Google cũng sẽ chẳng mang lại lợi ích gì đáng kể cả.
Google AdWords hoạt động như thế nào?
Bạn cần hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của Google AdWords nếu muốn sử dụng nó hiệu quả và tăng khả năng thành công lên cao hơn. AdWords thực chất như một hệ thống đấu giá. Google AdWords hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng hệ thống đấu giá từ khóa để xếp hạng quảng cáo ở các trang kết quả tìm kiếm. Nhưng hệ thống đấu giá này không đơn thuần chỉ phụ thuộc số tiền bạn đấu giá cho từ khóa (Keyword). Nó còn dựa vào người có xếp hạng quảng cáo cao nhất cho một đấu giá từ khóa nhất định. Những ai được hiển thị ở những vị trí đầu tiên ở trang kết quả tìm kiếm trên Google là người có xếp hạng quảng cáo cao nhất.
Xếp hạng quảng cáo = [Chi phí đặt giá thầu] x [tiện ích quảng cáo] x [điểm chất lượng từ khóa].
Chắc hẳn thuật ngữ xếp hạng quảng cáo cũng không quá xa lạ với các Marketer. Đây là một con số dựa trên 3 cơ sở:
Chi phí đặt giá thầu: Chính là số tiền bạn đấu giá cho một Keyword.
Tiện ích quảng cáo: Bao gồm các thông tin thêm về doanh nghiệp của bạn như số điện thoại, địa chỉ, các trang Web bổ sung, Voucher,…
Điểm chất lượng từ khóa: Chỉ số này được đo dựa trên sự liên quan của các Keyword đến nội dung quảng cáo.
Mục tiêu “Tỷ lệ chuyển đổi” của bạn
Đối với bất kỳ chiến dịch nào thì việc đặt mục tiêu cũng là việc quan trọng cần được thực hiện ngay từ những bước đầu tiên. Việc chạy quảng cáo Google cũng không ngoại lệ, bạn cần thiết lập rõ mục tiêu là gì trước khi tiến hành chạy Ads. Có như vậy, bạn mới có thể có căn cứ để điều chỉnh, cải thiện toàn bộ quá trình quảng cáo sau này.
Mục tiêu chính của Google AdWords thường là để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đây là tỉ lệ người dùng nhấp chuột vào quảng cáo và truy cập vào trang Web của bạn. Sau đó, họ sẽ thực hiện hành động có giá trị với doanh nghiệp như gọi điện đến doanh nghiệp, mua hàng Online,… Thông thường, các doanh nghiệp thường đặt mục đích chủ yếu là tăng quyết định mua hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Website và Landing Page là hai yếu tố vô cùng quan trọng
Như đã đề cập ở trên, Google AdWords sẽ không thể quyết định 100% sự thành công cho cả chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Nó sẽ còn cần có sự kết hợp của các công cụ khác. Trong trường hợp hưởng tới lưu lượng truy cập thì bạn còn cần có một Website cũng như Landing Page chuyên nghiệp.
Website chuyên nghiệp
Trang Web có chuyên nghiệp, thu hút hay không ảnh hưởng khá lớn đến kết quả của chiến dịch Google Adwords. Hãy thử tưởng tượng, khách truy cập vào đến Website của bạn nhưng trang lại Load quá chậm, khó điều hướng, nội dung rối mắt,… Lúc này, tỉ lệ cao là họ sẽ rời đi ngay lập tức. Còn nếu Website đẹp mắt,tải nhanh, nội dung trình bày đẹp mắt, có Call To Action bắt mắt, rõ ràng, người dùng có thể được thúc đẩy thực hiện hành động và cơ hội tạo chuyển đổi tốt hơn.
Do đó, nếu doanh nghiệp bạn đang thiếu một Website chuyên nghiệp, tốt nhất hãy dừng lại. Bạn nên tạo một Website chất lượng trước đã. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng thành công của chiến dịch chạy quảng cáo Google lên rất nhiều.
Đảm bảo điều hướng người dùng đến đúng nơi
Sau khi đã có một trang Web chuyên nghiệp, việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm là hướng người dùng đến đúng Website, Landing Page. Việc này rất quan trọng, có thể quyết định đến sự thành công của toàn bộ chiến dịch quảng cáo AdWords.
Ví dụ, DIGIZONE chuyên cung cấp dịch vụ về Digital Marketing và quảng cáo về các dịch vụ như tư vấn chiến dịch SEO, lên nội dung Facebook Marketing,… trên AdWords. Lúc này, DIGIZONE cần đảm bảo người dùng được điều hướng đến đúng trang dịch vụ tương ứng khi nhấp vào từ khóa được quảng cáo. Ví dụ nếu người dùng Click vào quảng cáo về chiến dịch SEO, họ sẽ được đưa đến đúng trang đích về dịch vụ SEO.
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Sau khi đã đảm bảo điều kiện về Website, khả năng điều hướng người dùng đến đúng nơi, bạn cần khiến họ thực hiện hành động mong muốn. Hành động đó có thể là nhắn tin, gọi điện cho nhân viên tư vấn hoặc đặt, mua hàng.
Điều này đòi hỏi Landing Page của bạn phải thực sự thu hút, dễ sử dụng, nội dung chất lượng. Đừng quên thiết kế trang đích phù hợp với mục tiêu chạy Google AdWords, để có thêm tỷ lệ chuyển đổi.
Nếu doanh nghiệp muốn tăng doanh thu, có thêm đơn hàng, bạn có thể hiển thị những trải nghiệm của khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn. Điều này giúp người dùng tin tưởng hơn vào thương hiệu, dễ ra quyết định mua hàng hơn.
Còn trong trường hợp bạn muốn có thêm nhiều cuộc gọi, hãy để Hotline nổi bật ở nơi dễ thấy nhất khi người dùng vừa vào Landing Page.
Loại quảng cáo Google
Để tối đa hiệu quả với chi phí thấp nhất, bạn nên tìm hiểu rõ công dụng và mục đích của các loại quảng cáo. Đồng thời, kết hợp với mục tiêu và chiến lược riêng, bạn có thể chọn một hoặc các loại quảng cáo Google AdWords phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo 5 loại Google AdWords chính sau đây trước khi lên kế hoạch chạy quảng cáo Google:
- Quảng cáo hiển thị (Display Network): Cho phép doanh nghiệp chạy các loại quảng cáo khác nhau trên Website.
- Tìm kiếm (Search Network): Doanh nghiệp có thể dùng quảng cáo văn bản để tiếp cận những đối tượng người dùng quan tâm đến dịch vụ/ sản phẩm của bạn. Hình thức này phù hợp cho mọi doanh nghiệp với ngân sách tiếp thị khác nhau. Nó cũng là lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp muốn quảng cáo trên Google Maps.
- Mua sắm (Shopping): Cho phép quảng bá các sản phẩm của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có Website thương mại điện tử nếu muốn chạy loại quảng cáo này.
- Ứng dụng toàn cầu (Universal App): Hình thức Google Ads này thúc đẩy lượt cài đặt ứng dụng trên mạng của Google.
- Video: Chiến dịch này giúp bạn tiếp cận, thu hút người xem trên Youtube và Website. Bạn có thể chọn các định dạng quảng cáo phân phát với tùy chọn khác nhau như: Bỏ qua quảng cáo sau năm giây hoặc chạy Video dưới dạng khoảng đệm sáu giây giữa các Video.
Xác định đúng vị trí chạy quảng cáo Google
Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với chiến dịch Google AdWords. Xác định đúng vị trí chạy Google Ads có thể giúp tăng hiệu suất quảng cáo, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng với những người chưa có kinh nghiệm chạy Google Ads. Các Marketer có thể nhắm vị trí như quốc gia, thành phố, quận,… tùy theo ý muốn khi bạn tạo chiến dịch Google Ads mới. Trong phần này có một chức năng nâng cao mà bạn cần biết. Theo đó, bạn có thể nhắm một khoảng cách xung quanh địa điểm được nhắm đến bằng cách “nhóm vị trí” hoặc nhắm mục tiêu “theo bán kính”. Lựa chọn này giúp bạn có thể quảng cáo nhiều nơi một lúc, nhắm vị trí cụ thể hơn, đưa quảng cáo đến đúng nơi dễ dàng hơn.
Nên tối ưu việc chạy quảng cáo Google trên nền tảng di động
Quảng cáo AdWords sẽ luôn luôn được hiển thị trên máy tính bảng và máy tính để bàn. Riêng trên di động, bạn cần thiết lập để quảng cáo hiển thị trên thiết bị này. Tóm lại, bạn có thể lựa chọn cho quảng cáo Google Ads xuất hiện ở cả 3 nơi là máy tính bảng, máy tính để bàn và điện thoại di động.
Trên mỗi thiết bị thì hiệu suất quảng cáo cũng sẽ khác nhau. Với sự phổ biến của thiết bị di động như hiện nay, nhiều Marketer cho rằng quảng cáo trên Smartphone sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, nhận định này chưa hẳn lúc nào cũng đúng. Độ hiệu quả của Google Ads trên điện thoại di động còn phụ thuộc vào dịch vụ/sản phẩm bạn đang quảng cáo. Ngoài ra, mục tiêu của doanh nghiệp cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo trên di động.
Tuy nhiên, điện thoại di động vẫn là một “vùng đất màu mỡ” đầy cơ hội để bạn thử các quảng cáo AdWords của mình. Bạn vẫn có thể dễ dàng dừng quảng cáo trên di động nếu thấy không hiệu quả.
Các loại từ khóa
Nếu chọn đúng loại từ khóa, quảng cáo của bạn sẽ được phân phối tốt hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là 5 loại đối sánh từ khóa chính trong Quảng cáo Google:
- Đối sánh chính xác (Exact Match).
- Đối sánh rộng (Broad Match).
- Đối sánh thay đổi rộng (Broad Match Modifier).
- Đối sánh phủ định (Negative Match).
- Đối sánh cụm từ (Phrase Match).
Đối sánh chính xác
Từ khóa đối sánh chính xác dựa trên các cụm từ và truy vấn tìm kiếm chính xác. Truy vấn tìm kiếm phải đối sánh chính xác với từ khóa để công cụ tìm kiếm kích hoạt quảng cáo của bạn hiển thị tới người dùng. Tức là quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị khi người dùng Search đúng từ khóa bạn thiết lập. Đây là loại từ khóa đối sánh khó thực hiện nhất. Tuy nhiên, lưu lượng truy cập bạn tạo ra thông qua các từ khóa đối sánh chính xác sẽ dễ dàng chuyển đổi hơn cho bạn.
Xác suất đối sánh chính xác khá thấp, do đó lưu lượng truy cập bạn nhận được vào trang Web của mình sẽ thấp hơn so với việc bạn sử dụng các từ khóa đối sánh rộng hoặc đối sánh cụm từ. Để tăng khối lượng lưu lượng truy cập, bạn sẽ phải thêm nhiều từ khóa hơn vào chiến dịch của mình. Tuy nhiên, thực tế là cơ hội chuyển đổi của các từ khóa đối sánh chính xác cao nhất. Ngay cả khi lưu lượng truy cập thấp cũng có thể thúc đẩy doanh số bán hàng của bạn.
Cấu trúc của đối sánh chính xác là Keyword nằm trong ngoặc vuông. Ví dụ: [chạy quảng cáo Google].
Đối sánh rộng
Từ khóa đối sánh rộng là những Keyword cho phép bạn tiếp cận đối tượng rộng nhất có thể. Chúng cũng cho phép bạn thúc đẩy một lượng lớn lưu lượng truy cập vào trang Web của mình. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa đồng nghĩa, có liên quan Keyword bạn đã thiết lập thì quảng cáo bạn vẫn xuất hiện. Ví dụ: Bạn thiết lập từ khóa quảng cáo Google, người dùng tìm kiếm “AdWords” hoặc “Google” thì quảng cáo của bạn vẫn được hiển thị.
Đối sánh rộng là loại đối sánh mặc định được Google Ads sử dụng. Tuy nhiên, từ khóa loại đối sánh rộng có nhiều nhược điểm nhất trong ba tùy chọn như lưu lượng truy cập mà trang Web bạn nhận được sẽ không được tinh chỉnh. Ngoài ra, hầu hết khách truy cập sẽ là những người ngẫu nhiên tình cờ nhìn thấy quảng cáo của bạn. Hơn nữa, một số từ khóa mà quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị có thể hoàn toàn không liên quan đến chủ đề của trang Web, Landing Page của bạn.
Cấu trúc của đối sánh rộng giống như cụm từ tìm kiếm bình thường. Ví dụ: Quảng cáo Google.
Đối sánh thay đổi rộng
Loại đối sánh này cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn giao diện tìm kiếm của mình và tăng mức độ liên quan của lưu lượng truy cập mà bạn thu hút với quảng cáo PPC. Đây là loại đối sánh mở rộng của đối sánh rộng.
Quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị khi người dùng tìm kiếm chính xác, hay biến thể gần đúng của Keyword bạn thiết lập. Ví dụ bạn thiết lập Keyword “bài viết SEO”, chỉ khi người dùng tìm kiếm “bài viết SEO” hoặc “dịch vụ bài viết SEO” thì quảng cáo mới được hiển thị. Còn nếu người dùng tìm kiếm “bài viết Facebook” hoặc “Content Marketing” thì quảng cáo sẽ không được hiển thị.
Cấu trúc của đối sánh rộng sẽ có dấu cộng trước mỗi từ khóa. Ví dụ: +bài +viết+SEO.
Đối sánh phủ định
Giả sử bạn cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo Google, Google AdWords, bạn sẽ quảng cáo dịch vụ của mình cho những người đang tìm kiếm tương ứng. Nhưng bạn không muốn quảng cáo của mình hiển thị cho các tìm kiếm về quảng cáo Google giá rẻ.
Từ khóa đối sánh phủ định sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Với loại từ khóa này, bạn có thể loại trừ quảng cáo của mình để hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm nhất định.
Cấu trúc đối sánh phủ định sẽ có thêm dấu trừ trước từ khóa. Ví dụ: Quảng cáo Google – giá rẻ.
Đối sánh Cụm từ
Từ khóa đối sánh cụm từ tập trung hơn so với từ khóa đối sánh rộng nhưng ít tập trung hơn so với từ khóa đối sánh chính xác. Điều này cung cấp cho bạn sự linh hoạt hơn trong việc thu hút khách truy cập vào trang Web của mình. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa có chứa hoặc đúng với Keyword được thiết lập thì quảng cáo sẽ được hiển thị.
Trong từ khóa đối sánh cụm từ, các từ bổ sung có thể được thêm vào trước hoặc sau, nhưng không được thêm vào giữa cụm từ khóa.
Cấu trúc của đối sánh cụm từ có Keyword nằm trong dấu ngoặc kép. Ví dụ: “Content Marketing”.
Google AdWords không phải “tiên dược” có thể “hồi sinh” mọi doanh nghiệp. Bạn cần sử dụng giải pháp này một cách hợp lý, kết hợp với các giải pháp, công cụ khác để đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn chạy quảng cáo Google hiệu quả hơn.