CTR là gì? CTR ảnh hưởng như thế nào đến lượt truy cập tự nhiên trong các chiến dịch Digital marketing? Cùng Digizone tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái niệm CTR
CTR là viết tắt của từ Click Through Rate. Theo Google, CTR là tỷ lệ phần trăm thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn và nhấp vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp (CTR) có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn. Trong SEO, CTR minh họa cho tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link so với tổng số lần đường link này được hiển thị.
- CTR là số lần nhấp vào quảng cáo được chia cho số lần quảng cáo được hiển thị: số nhấp chuột ÷ số lần hiển thị = CTR.
- Ví dụ: Nếu bạn đã có 4 lần nhấp chuột và 1000 lần hiển thị, sau đó CTR của bạn sẽ là 0.4%.
- Mỗi quảng cáo và từ khóa có CTR của riêng chúng mà bạn có thể thấy được liệt kê trong tài khoản của bạn.
- CTR hiệu quả là chỉ báo tốt rằng người dùng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và có liên quan. CTR cũng đóng góp vào CTR dự kiến của từ khóa, chỉ số này là một thành phần của Xếp hạng quảng cáo. Lưu ý rằng CTR hiệu quả có liên quan đến những gì bạn đang quảng cáo và trên mạng nào.
- Bạn có thể sử dụng CTR của trang để đánh giá những quảng cáo và từ khóa nào thành công cho mình và những quảng cáo và từ khóa nào cần phải được cải thiện. Từ khóa và quảng cáo càng liên quan với nhau và càng liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì càng có nhiều khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo sau khi tìm kiếm theo cụm từ khóa của bạn.
Cách tính CTR
- Cách tính CTR trong SEO: CTR = Số lần nhấp vào đường link / Số lần hiển thị
- Cách tính CTR trong Adwords: CTR = Số lần nhấp vào quảng cáo / Số lần hiển thị
Bạn hoàn toàn có thể xem tỷ lệ CTR tại bảng điều khiển tài khoản PPC. Tỷ lệ CTR càng cao thì càng có nhiều người xem quảng cáo và click vào quảng cáo của bạn.
Tầm quan trọng của CTR
CTR có tầm quan trọng vô cùng lới với tài khoản quảng cáo vì nó ảnh hưởng tới chất lượng. Dù cho google adwords hay các nền tảng marketing tìm kiếm đưa ra mức giá ưu đãi cho quảng cáo liên quan.
Điểm số chất lượng tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhấp AdWords:
- Tỷ lệ nhấp chuột cao sẽ dẫn tới điểm chất lượng cao
- Điểm số chất lượng cho phép bạn cải thiện/duy trì vị trí quảng cáo với chi phí thấp hơn.
Nếu quảng cáo bạn được truy vấn cao, thì sẽ đạt được tỷ lệ nhấp cao. Điều này có nghĩa là bạn đang hướng một lượng lớn người tiếp cận với SP/DV của bạn.
Các bước cải thiện CTR trong SEO
Trong SEO, để cải thiện CTR thì nội dung của bạn phải thật tốt và website của bạn phải đủ traffic tìm kiếm tự nhiên. Thứ hạng càng cao trên công cụ tìm kiếm google thì sẽ có những lượt Organic traffic tự nhiên nhất.
Tuy nhiên, không phải thứ hạng càng cao thì CTR sẽ cao vì có nhiều yếu tố khác giúp thu hút người dùng click chuột. Thống kê của google dựa trên CTR và thứ hạng website, và gần đây google cũng có thêm rất nhiều tính năng vào trang kết quả của mình. Sau đây là các cách để tăng CTR và lượt truy cập tự nhiên cho website.
Nghiên cứu kỹ từ khóa
Các từ khóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mọi chiến lược SEO. Bằng việc nghiên cứu từ khóa chính xác và sử dụng chúng trong trang web sẽ thu hút lượng organic traffic đáng kể. Khi càng có nhiều từ khóa tốt thì càng tăng khả năng đẩy website của bạn lên top cao hơn.
Meta description hấp dẫn
Meta description là thẻ mô tả tóm tắt từ 155-160 từ. Meta description thường xuất hiện đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm. Chúng được viết ngắn gọn, hấp dẫn để người đọc hình dung được nội dung của bài viết truyền tải. Những từ ngữ như: khổng lồ, bí mật, shock, tiết lộ,… sẽ thu hút sự chú ý của người đọc.
Thêm hình ảnh cho các bài viết
Hình ảnh hoặc video sẽ dễ dàng thu hút người dùng click vào hơn so với một văn bản bình thường.
Theo nghiên cứu, hình ảnh / video có thể làm tăng CTR đến 42% trong các chiến dịch Email Marketing, cũng như tăng tương tác trên các Social Media.
Chẳng thể nào lồng hết 1000 từ vào bản xem trước hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google, nhưng hình ảnh có thể giúp bạn truyền tải thông điệp trọn vẹn.
Sử dụng URL mô tả
Những URL có nội dung liên quan đến chủ đề của bài viết sẽ nhận được lượt click cao hơn tới 25% so với những URL chung chung, không cụ thể.
Định dạng tiêu đề đơn giản
Tiêu đề hay Tittle, là yếu tố đầu tiên mà Google nhìn thấy. Tiêu đề phải bao gồm từ khóa chính, ngắn gọn và bao quát nội dung của bài viết. Bên cạnh đó, việc kết hợp con số trong tiêu đề sẽ thu hút đối tượng mục tiêu nhấp vào quảng cáo nhiều hơn. Tuy nhiên, việc chèn từ khóa hay con số một cách cứng nhắc sẽ gây khó chịu với người đọc, đồng thời không đem lại chỉ số CTR như mong đợi.
Địa phương hóa nội dung của bạn
Một vài thống kê cho thấy tỷ lệ người dùng tìm kiếm từ khóa theo địa phương cụ thể có khả năng sử dụng dịch vụ / mua hàng hóa cao hơn so với Nhóm người dùng tìm kiếm từ khóa chung. Do đó, bạn cần tiến hành tối ưu SEO Local cho website để thu hút lượng truy cập nhiều hơn.
Ví dụ: Người dùng đã tìm kiếm dịch vụ khách sạn gắn liền với một địa phương cụ thể là Thành phố Vũng Tàu. Thậm chí họ đang ở ngay khu vực đó và khi tìm kiếm với cụm từ “khách sạn gần đây /quanh đây” thì Google đủ thông minh để hiểu “gần đây”, “quanh đây” nghĩa là vị trí hiện tại của người dùng.
Khi bạn tìm kiếm bằng máy tính để bàn hoặc thiết bị di động, nếu cho phép Google theo dõi vị trí của mình – khi truy vấn bạn không cần nhập khu vực / địa phương thì Google vẫn biết rõ.
Tương tự, khi khách hàng ở Vũng Tàu tìm kiếm từ khóa “khách sạn giá rẻ”, thì kết quả sẽ hiển thị những thông tin liên quan đến Vũng Tàu (vị trí của bạn).
Các bài đăng có cấu trúc dạng liệt kê
Một số ví dụ cho bài đăng với cấu trúc dạng liệt kê như:
- Top 3 công cụ Tracking giúp chạy Facebook ads hiệu quả
- Top 5 thủ thuật quản lý fanpage hiệu quả
Check lại các tiêu đề trên social media
Bằng cách đăng tải tiêu đề trên Social Media qua WordPress, bạn sẽ thấy được số lượt like, lượt nhấp chuột và comment mà tiêu đề đó nhận được. Sau đó, bạn có thể so sánh tỷ lệ click vào các tiêu đề trong cùng một liên kết.
Đối với những Fanpage có lượng theo dõi lớn, có thể thử nghiệm testing A/B sẽ giúp bạn xác định được các tiêu đề phù hợp với trang SERPs.
Sử dụng bản xem trước YoastSEO
Yoast SEO là công cụ hỗ trợ tối ưu SEO hiệu quả trên WordPress. Khi hoàn tất bài viết, bạn có thể check lại tổng thể nội dung trước khi đăng qua YoastSEO để biết được nội dung xuất hiện trên trang kết quả Google như thế nào. YoastSEO giúp bạn tìm ra được những lỗi sai, từ ngữ không liên quan với nội dung, thậm chí giúp bạn xác định được số ký tự giới hạn để có thể tạo ra bài viết quảng cáo tốt nhất.
Sử dụng Google AdWord để xem trước (mạng phân phối nội dung khác –CDN)
Nếu không sử dụng YoastSEO, bạn có thể sử dụng công cụ xem trước Google Adword. Google Adword hỗ trợ người dùng xem trước phần tiêu đề và mô tả để phân tích các thông số chính xác cho bài viết của họ. Dựa vào những đề xuất của Adword, người dùng có thể đánh giá hiệu suất hoạt động và đưa ra những ý tưởng mới hấp dẫn hơn.
Xác định các trang có CTR cao nhất và thấp nhất
Cách 1: Xem các truy vấn vào website bằng cách vào Acquisition => click Search Console – Queries.
Báo cáo cung cấp các dữ liệu gồm:
- Tỷ lệ CTR.
- Số lần hiển thị.
- Số lần nhấp chuột.
- Vị trí trang trên kết quả tìm kiếm.
=> Những thông tin này cực kỳ giá trị, bạn nên tải về để phân tích kỹ lưỡng hơn.
Cách 2: Check tất cả Landing Page trong cùng một menu.
Báo cáo này sẽ cung cấp dữ liệu chi tiết hơn gồm:
- Số lần hiển thị và tỷ lệ nhấp chuột của tất cả liên kết.
- Tỷ lệ chuyển đổi.
- Các phiên (session).
- Chuyển đổi (conversion).
- Và dữ liệu có giá trị khác.
=> Ngoài ra, bạn có thể xem được các trang có tỷ lệ CTR cao và thấp nhất.
Với những trang CTR thấp, bạn nên thử nghiệm testing A/B cho tiêu đề và mô tả trên các Kênh truyền thông mạng xã hội.
Tối ưu hóa tốc độ website
Lượt nhấp chuột sẽ không được tính nếu người dùng thoát ra khi trang chưa load xong. Do đó, tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý nếu muốn nâng cao trải nghiệm người dùng, cải thiện thứ hạng SEO và tăng CTR.
Có nhiều công cụ hỗ trợ check tốc độ load trang miễn phí, trong đó PageSpeed Insights của Google được rất nhiều người lựa chọn. Công cụ này sẽ cho bạn biết hiệu suất hoạt động hiện tại của trang tốt hay không.
Bạn nên giảm thiểu yêu cầu HTTP, nén / tối ưu hình ảnh, giảm thời gian phản hồi của server và phân phối CSS để tăng tốc độ tải trang cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Đồng thời, nên bật bộ nhớ đệm trình duyệt và thiết lập ưu tiên cho nội dung.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thay đổi Logo, favicon chỉ cần vài bước
Kết luận
Hy vọng những thông tin trong bài viết của Digizone sẽ giúp bạn hiểu thêm về CTR và cách sử dụng nó hiệu quả. Theo dõi Digizone để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam
- Mã số thuế: 0316774225
- Trụ sở chính: 50/17 Trường Sơn, P.2, Q.Tân Bình, TP. HCM
- Cơ sở đào tạo: Số 5 Cửu Long, P.2, Q.Tân Bình, TP. HCM