Trong Marketing, Tagline và Slogan là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn. Thậm chí, nhiều người còn xem Tagline và Slogan là một. Cùng Digizone tìm hiểu khái nhiệm và cách nhận biết Tagline và Slogan qua những chia sẻ sau đây.
Tagline là gì?
Tagline là một thông điệp nhấn mạnh sứ mệnh, mục đích hoặc bản sắc của một thương hiệu. Tagline là một điểm khác biệt của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Một tagline điển hình sẽ có độ dài tầm 7 chữ, thường là cụm từ ngắn, thành ngữ gắn liền với logo thương hiệu.
Tagline thường ngắn gọn và dễ nhớ. Chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên xuất hiện ở quảng cáo, video giới thiệu doanh nghiệp. Chính vì thế, chúng gây ấn tượng mạnh đối với người xem.
Một số tagline làm nên thương hiệu của doanh nghiệp như:
- Imagine – Hãy tưởng tượng” – Tập đoàn công nghệ Samsung
- “Belong anywhere – Thoải mái ở bất cứ đâu” – Thương hiệu Airbnb
Slogan là gì?
Khác với Tagline, mục đích của Slogan là dùng trong xuyên suốt một chiến dịch của doanh nghiệp. Slogan thường là một câu ngắn chứa đựng thông điệp và tính chất của thương hiệu. Ngoài ra, chúng còn đại diện cho giá trị cốt lõi hoặc hướng phát triển của sản phẩm.
Để câu Slogan trở nên dễ hiểu và dễ nhớ, doanh nghiệp thường áp dụng lối chơi chữ, đảo vần, điệp âm. Slogan ngắn gọn, súc tích sẽ dễ dàng truyền tải thông điệp và tạo ấn tượng với khách hàng.
Một số ví dụ về Slogan như:
- Slogan cho sản phẩm Samsung Galaxy Note 8: “Smart doesn’t wait – Thông minh là không chờ đợi” so sánh các tính năng nổi bật của mình với đối thủ của mình – Apple.
- Slogan cho sản phẩm Samsung Galaxy S10: “The future unfolds ” (tạm dịch Mở cửa tương lai) hé lộ về chiếc smartphone có thể gập được đầu tiên của thương hiệu.
Tagline và Slogan khác nhau như thế nào?
Slogan là một đoạn văn ngắn thường diễn tả một lời hứa, giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm. Slogan mang tính mô tả và thuyết phục, có thể chứa đựng và truyền tải cả chiến lược của công ty, thương hiệu.
Slogan là công cụ hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu, nó có thể giúp khách hàng nhanh chóng hiểu được thương hiệu đó là gì và nó khác biệt với các thương hiệu khác như thế nào.
Ví dụ như, để giúp bạn tìm ra câu trả lời vì sao bạn chọn Motel 6? Thì câu Slogan “Giá thấp nhất trong cả nước” chính là lí do và là chiến lược của cả thương hiệu. Do vậy, đừng nhầm tưởng “We’ll leave the light on for you” là Slogan của Motel 6 nhé!
Tuy vậy, không vì thế mà Tagline trở nên vô nghĩa, mà trái lại nó lại đóng vai trò cực kì quan trọng đối với bất kì một thương hiệu nào.
Tagline thực chất là một câu nói ngắn gọn để làm rõ nghĩa được thiết kế theo mô hình gây ấn tượng mạnh về sản phẩm cho người dùng.
Ý tưởng đằng sau khái niệm này là để tạo ra những chuỗi hiệu ứng gây ấn tượng, tổng hợp giai điệu về âm thanh và hình ảnh của sản phẩm. Tagline dùng để củng cố và tăng cường trí nhớ của người tiêu dùng về sản phẩm được tiếp thị đó.
Bên cạnh tiêu đề quảng cáo poster, bìa CD hoặc DVD video, âm nhạc, Tagline thường được sử dụng trong quảng bá hình ảnh một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim điện ảnh.
Theo các chuyên gia, một số Tagline đã rất thành công khi tạo nên luồng văn hóa phổ biến mới trong việc sử dụng sản phẩm và từ đó nó có thể được đề cập vào bất cứ cuộc trò chuyện nào để nhắc về một sản phẩm lâu dài mà người tiêu dùng gắn bó.
Giờ đây, có thể thấy, Tagline luôn có sức ảnh hưởng hấp dẫn và không thể thiếu trong việc tiếp thị sản phẩm dịch vụ.
Cách tạo nên Tagline ấn tượng
- Ngắn gọn: Tagline như một nhãn dán cho người xem mô tả nhanh nhất về các thành phần có chất lượng hơn là cuốn sách “trăm trang” để chỉ ra chi tiết tác dụng. Đa số các công ty quảng cáo và khách hàng của họ thường thích những câu tagline ngắn để hài hoà hơn khi đặt cùng logo. Ngoài ra, còn có 5 cách sau áp dụng cho tagline để khách hàng ghi nhớ chúng: gieo vần, lập âm, lập từ, đảo ngữ và câu đa nghĩa. Các câu tagline không nhất thiết phải ngắn bởi một số câu được người tiêu dùng nhớ nhất lại khá dài.
- Sáng tạo: Tuyệt đối không biến tagline thành lời tuyên bố nhạt nhẽo, mơ hồ và vô nghĩa. Hãy sử dụng các động từ, tính từ nhằm đưa khán giả tới đúng lĩnh vực của bạn.
- Đảm bảo ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu: Dù mục đích thông điệp của bạn là gì thì cũng đừng biến nó thành bài toán hóc búa đối với người nghe. Hạn chế sử dụng từ ngữ quá “cao siêu” hay khó hiểu mà chỉ những người có chuyên môn mới dùng trong các bài viết học thuật bởi không phải ai cũng sẽ bỏ thời gian ra để tìm hiểu tagline của một doanh nghiệp cả.
- Thân thiện: Tagline có khả năng xây dựng mối liên hệ lâu dài với người xem bằng sự thân thiện và chân thành.
Kết luận
Bạn đã biết cách nhận biết Tagline và Slogan hay chưa? Theo dõi Digizone để cập nhật những kiến thức hữu ích nhé!