Subheading là gì? Subheading ảnh hưởng như thế nào đến SEO? Cùng Digizone khám khái niệm và tầm quan trọng của chúng qua bài viết sau.
Subheading là gì?
Subheading hay còn gọi là Tiêu đề phụ – được đặt dưới tiêu đề chính, thường có phông chữ nhỏ hơn, mở rộng nội dung theo tiêu đề.
Ví dụ: Tiêu đề thông báo về việc ra mắt sản phẩm mới và Subheading sẽ đóng vai trò cung cấp thông tin chi tiết về các tính năng của sản phẩm.
- Định nghĩa về Subheading từ Wiktionary: Dòng tiêu đề phụ sẽ chi tiết hóa nội dung / chủ đề cho dòng tiêu đề chính ở phía trên.
Heading là gì?
Hiểu về Subheading là gì, thì Prodima sẽ giúp bạn hiểu thêm về thẻ Heading còn được gọi là thẻ Tiêu đề – được sử dụng để bao quát và nhấn mạnh nội dung của một chủ đề / bài viết cụ thể.
Trước tiên ta sẽ nói về Thẻ Heading hay còn gọi là thẻ tiêu đề. Nó được dùng để nhấn mạnh và bao quát nội dung chính của một chủ đề, bài post mà chúng ta muốn nói đến.
Trong SEO sẽ có 6 Heading chính: H1, H2, H3, H4, H5 và H6 => H1 là tiêu đề chính của bài viết và cũng là thẻ quan trọng nhất không được bỏ qua – vì ảnh hưởng đến thứ hạng website.
Từ H2 đến H6 được xem là tiêu đề con => chính là Subheading. Thứ tự sắp xếp cho thấy mức độ quan trọng trong bài viết. Thông thường, các thẻ H1 – H2 và H3 được sử dụng nhiều nhất và được xem là các yếu tố hỗ trợ tối ưu website. Những mục còn lại sẽ đóng vai trò phụ trợ.
Tầm quan trọng của Subheading
Hiểu được Subheading là gì thì bạn cũng phần nào mường tượng được tầm quan trọng của Subheading trong SEO đúng chứ?
Hoặc hiểu đơn giản hơn: Một cuốn sách phải có tựa đề – thì bài viết phải có tiêu đề (Heading). Trong đó, không thể thiếu các mục lớn nhỏ (Subheading) để phân đoạn nội dung, giúp người đọc có thể hiểu nhanh hơn.
Đối với hiệu quả làm SEO
Cũng vì thế mà Heading và Subheading đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với một website. Không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng truy cập mà còn đáp ứng các thủ thuật Google để có thể xếp hạng cao hơn.
Vì không phải lúc nào Google hiểu được đâu là nội dung chính hay từ khóa chính trong bài viết. Và đôi khi các từ không phải focus keyword lại xuất hiện quá nhiều hơn so với từ khóa chính, khiến cho các bot của Google nhầm lẫn. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc crawl dữ liệu, index và xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.
Thêm vào đó, Heading và Subheading còn giúp gia tăng Anchor Text và nhấn mạnh từ khóa trọng tâm cho trang chính, hỗ trợ tối ưu website Onpage tốt hơn. Khi phân bổ chúng hợp lý sẽ tăng trải nghiệm người dùng và tăng thời gian truy cập trang lâu hơn => Google cực kỳ yêu thích điều này!
Đối với người đọc
Mục đích chính của các tiêu đề phụ là thu hút sự chú ý của người đọc. Một số tiêu đề phụ hoàn toàn là thông tin. Nếu người đọc đang tìm kiếm một phần thông tin cụ thể, các Subheading đóng vai trò như một “hướng dẫn viên” để giúp người đọc tìm được thông tin họ mong muốn.
Ví dụ: Nếu bạn đang đọc một công thức, bạn có thể “lướt” tìm tiêu đề phụ “Thành phần” để đọc những nguyên liệu bạn cần.
Bạn cũng có thể tìm thấy các Subheading được liệt kê trong nội dung của các một bài viết Phi hư cấu (Non-fiction). Điều này cho phép người đọc tìm đúng trang dựa trên tiêu đề phụ.
Các tiêu đề phụ bổ trợ cũng được sử dụng trong các bài báo hoặc bài đăng trên Blog. Chúng đóng vai trò phân bổ đoạn văn súc tích, ngắn gọn để “giữ chân” người đọc trên trang lâu hơn.
Các tiêu đề phụ giống như những cái “móc câu” – khiến người đọc phải dừng lại, xem và đọc thông tin.
Cách sử dụng Subheading hiệu quả
Muốn website lên top, bạn nên ghi nhớ: Không nên nhồi nhét từ khóa vào một tiêu đề phụ sẽ phản tác dụng. Để xác định các thẻ Subheading, bạn cần chia vùng nội dung trong bài viết như sau:
Thẻ Heading – H1
Bạn cần xem kỹ phần này, H1 thể hiện phần quan trọng nhất đối với một bài viết Content Marketing và Content SEO.
Heading 2
Mặc dù đây là một thẻ Subheading, nhưng trong SEO – thẻ H2 hỗ trợ rất nhiều trong việc làm rõ chủ đề và chia bố cục nội dung.
Thẻ Heading H3
Thẻ H3 sẽ bổ trợ nhiều cho thẻ H2 – trở nên rõ ràng hơn. Và thẻ này cũng được sử dụng xuyên suốt trong bài viết.
Heading H4 – H5- H6
Tương tự như thẻ H3, nhưng tần suất sử dụng chúng sẽ ít hơn nếu nội dung bài viết không quá dài (bài viết được khuyến khích nên nhiều hơn 2.000 từ).
4 yếu tố tạo Subheading không thể bỏ qua
- Các từ đúng: Bạn không thể sử dụng quá nhiều từ bừa bãi, do đó hãy chọn từ đúng với chủ đề bài viết. Một vài tùy chọn, được lấy từ “Big List of 189 Words That Convert” của Buffer: mới, giật gân, đáng chú ý, bí mật, lấy, cải tiến, tuyệt vời, miễn phí, bởi vì, đột ngột, quảng bá, tăng…
- Chọn độ dài phù hợp: Một tiêu đề phụ tốt sẽ chỉ mất vài giây để đọc. Prodima khuyến khích nên giữ tiêu đề phụ khoảng 10 – 30 ký tự là tốt nhất.
- Cung cấp lượng thông tin phù hợp: Bạn không cần phải giải thích cặn kẽ, hãy khiến họ tò mò muốn tìm hiểu thêm. Điều này sẽ thúc đẩy họ nhấp vào CTA bên dưới.
- Lời thuyết phục phù hợp: Điều quan trọng là sử dụng tiêu đề phụ chính xác với mục đích dự định – để thu hút người dùng chuyển đổi. Hãy tiếp tục và tìm ra những điểm dừng thuyết phục.
Thêm vào đó, khi tạo Subheading, bạn cần tránh 4 điều sau:
- Không nhồi nhét từ khóa quá nhiều.
- Không chèn ký tự đặc biệt hay ẩn text.
- Mỗi bài viết chỉ nên sử dụng một thẻ H1.
- Không sử dụng quá nhiều font chữ đối với từng loại Subheading.
Kết luận
Subheading là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến SEO. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về Subheading và SEO. Theo dõi Digizone để cập nhật các kiến thức hữu ích nhé!