Thay vì online liên tục để trực fanpage, trả lời tin nhắn khách, các quản trị viên fanpage có thể sử dụng chatbot để cá nhân hóa cuộc trò chuyện với khách hàng. Hiện nay, chatbot đã trở thành một công cụ phổ biến khi sử dụng fanpage facebook. Chatbot là gì? Các bước tạo Chatbot cho Fanpage Facebook như thế nào? Theo dõi bài viết sau đây của Digizone.
Chatbot là gì?
Chatbot là một phần mềm AI được thiết kế và phát triển để bắt chước các cuộc trò chuyện của con người thông qua máy tính hoặc điện thoại.
Trong các kênh thoại hoặc văn bản thông qua các ứng dụng nhắn tin; trò chuyện trên trang web và hệ thống trung tâm cuộc gọi. Nhũng con Bot Chat có thể hoạt động mà không cần sự giám sát trực tiếp của con người.
Có nhiều loại Bot Chat khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích, kênh giao tiếp và mức độ tiến bộ của chúng. Phần lớn Chatbot có thể hoạt động theo một kịch bản được thiết kế sẵn để đạt được các mục tiêu đã đặt ra như:
- Giúp đỡ công việc hàng ngày
- Trả lời các câu hỏi đơn giản (dựa trên nghiên cứu trên internet)
- Thu thập thông tin, …
Vậy Chatbot có vai trò gì trong Marketing? Hay cụ thể hơn là kế hoạch Facebook Marketing, tạo page Facebook bán hàng của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu rõ hơn về ứng dụng Chatbot này theo bài viết dưới đây
Nguyên tắc hoạt động của Chatbot
Phần mềm Chatbot hoạt động dựa trên cơ sở của các thuật toán khá phức tạp.
Chat bot có thể trò chuyện với người dùng dựa trên một quy trình sau: Thu thập thông tin dữ liệu từ người dùng =>> Phân tích các yêu cầu từ cơ sở dữ liệu đã thu thập =>> Xác định các ý định của người dùng và trích xuất thông tin tương ứng trong dữ liệu có sẵn =>> Gửi phản hồi lại cho người dùng.
- Thu thập thông tin, dữ liệu từ người dùng: Thông tin hay yêu cầu của người dùng được thu thập và dịch lại bằng ngôn ngữ lập trình để máy tính có thể hiểu được các yêu cầu cần thực hiện.
- Phân tích dữ liệu: Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý các yêu cầu của người dùng. Đây là phần cốt lõi của Chatbot. Bởi vì nếu không biết chính xác yêu cầu của người dùng bạn sẽ không cung cấp được câu trả lời người dùng đang cần.
- Phản hồi: Máy tính nhận thông tin từ AI và gửi kết quả cho người dùng; câu trả lời có thể là:
- Bộ câu hỏi và trả lời đã có sẵn.
- Văn bản được truy xuất dựa trên kiến thức cơ bản từ những câu hỏi khác nhau.
- Thông tin được đặt trong ngữ cảnh dựa trên dữ liệu mà người dùng cung cấp.
- Dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống doanh nghiệp.
- Là kết quả mà Chatbot nhận được bằng cách tương tác với một hay nhiều ứng dụng phụ trợ.
- Có thể là một câu hỏi để giúp Chatbot hiểu rõ hơn yêu cầu của người dùng.
Công dụng của Chatbot
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ; kinh doanh trong thời đại 4.0 thì các doanh nghiệp không thể bỏ qua lợi ích mà Chatbot mang lại.Chatbot đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tương tác với khách hàng.
Tiết kiệm thời gian
Lợi ích này không chỉ là cho doanh nghiệp mà còn là cả cho khách hàng.
- Đối với khách hàng: Với khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, chatbot có thể tự động phản hồi tin nhắn ngay lập tức. Điều này giảm được thời gian chờ đợi của khách hàng.
- Đối với doanh nghiệp: Nếu một nhân viên chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp xử lý thông tin từ khách hàng thì với mỗi lần nhân viên chỉ trả lời được với một khách hàng.
Điều này dẫn đến với một lượng khách hàng lớn, doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian để giải đáp khách hàng. Sử dụng chatbot có thể trả lời một lúc với “n” khách hàng. Từ đó tiết kiệm được lượng lớn thời gian cho doanh nghiệp.
Giảm chi phí
Nhờ tạo Chatbot Facebook, doanh nghiệp giảm được nguồn nhân lực mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Như đã trình bày ở lợi ích trên; sử dụng phần mềm Chatbot giúp doanh nghiệp giảm được số lượng nhân sự trong bộ phận chăm sóc khách hàng.
Ngoài việc giảm nhân lực, Chat bot còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí marketing; chi phí dịch vụ khách hàng, cơ sở hạ tầng…
Tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ
Lợi ích này xuất phát từ việc Chatbot có thể tích hợp live chat Facebook vào website hay liên kết với mạng lưới social media khác như Instagram, Linkedin… Từ đó doanh nghiệp có thêm nhiều nguồn dữ liệu để tìm kiếm lượng khách hàng mới.
Đồng thời Chatbot có thể tương tác cùng lúc với nhiều khách hàng nên doanh nghiệp dễ dàng mở rộng mạng lưới khách hàng.
Đối với khách hàng cũ, thông qua các liên kết doanh nghiệp có thể hiểu được các vấn đề khách hàng đang quan tâm; có các chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng để thu hút và giữ chân khách hàng.
Tăng doanh số bán hàng
Đây là mục tiêu chính của đa số doanh nghiệp, nhờ vào các dữ liệu thu thập được, Chatbot có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng để đưa ra các chương trình, nội dung quảng cáo với những bài viết content hay phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng.
Một khi khách hàng cảm thấy thỏa mãn và tìm đúng sản phẩm mình cần thì khả năng họ mua hàng là rất cao.
Bên cạnh đó, Chatbot còn có tính năng lôi kéo khách hàng tiềm năng mua hàng bằng cách lưu lại thông tin, lịch sử hội thoại với khách hàng và sử dụng các công cụ phân tích Fanpage nhằm nắm được customer insights.
Từ đó có các chương trình chăm sóc khách hàng hợp lý, thúc đẩy khách mua hàng.
Các bước tạo Chatbot cho Fanpage Facebook
Bước 1: Ghi lại tất cả các nhiệm vụ mà bạn muốn Bot Chat thực hiện
Trước khi bắt đầu cách tạo chatbot cho Facebook cá nhân cũng như cho Fanpage, bạn cần lên danh sách những nhiệm vụ mà chatbot cần thực hiện.
Việc tìm hiểu kĩ tính năng của chatbot và list ra các nhiệm vụ bạn cần chatbot thực hiện giúp bạn dễ dàng chọn lọc được phần mềm chatbot phù hợp với doanh nghiệp mình.
Bước 2: Quyết định quy trình của Bot Chat cho từng tính năng
Để Chatbot hoạt động, bạn cần phân tích quy trình hoạt động của team sale/ marketing hoặc chăm sóc khách hàng, từ đó quyết định luồng hoạt động cho Chatbot. Ví dụ bạn cần xây dựng chat bot Facebook để giúp khách hàng book phòng du lịch, quy trình có thể là:
Bước 3: Thiết kế quy trình/luồng hoạt động cho chatbot
Đây là bước hoàn thiện cách làm Chatbot của bạn, trong quá trình lựa chọn luồng, bạn cần xem xét tất cả các điều kiện mà luồng có thể chuyển hướng.
Giả sử như ví dụ tạo luồng trả trước ở trên, bạn cần xem xét các điều kiện trong đó nếu loại phòng và khung thời gian người dùng đặt phòng không có phòng trống thì nên thông báo những gì và chuyển hướng ra sao. Cần xem xét kỹ tất cả các khả năng và tình huống có thể xảy ra và thiết lập nguồn trực quan cho Bot.
Bạn có thể sử dụng công cụ lập bản đồ như Mindmeister hoặc Draw.io để hỗ trợ trong việc tạo luồng, điều này giúp bạn dễ hình dung và hiểu về Bot.
Bước 4: Hoàn thiện nội dung của Chatbot
Bạn muốn hiển thị thông báo cho người dùng và cách bạn hướng dẫn họ trong Bot của mình. Nội dung của Bot đóng vai trò vô cùng quan trọng cùng với chức năng của Bot.
Hãy cố gắng tạo ra các cuộc trò chuyện với bot theo cách thân mật, điều này tạo cảm giác thân thiện giữa người dùng và Bot, nhằm giúp người dùng xem Bot như là con người và dễ dàng trao đổi, trò chuyện thân mật.
Bước 5: Tạo Bot Chat với sự trợ giúp của công cụ Chatbot
Đây là bước đi vào thực hiện, có nhiều cách để bạn tạo ra một luồng Chatbot có logic, nhưng tốt nhất bạn nên tạo các luồng riêng biệt cho từng chức năng của Bot.
VD: Chatbot thu thập thông tin của khách đặt phòng và chatbot xin feedback của khách trả phòng nên được tách riêng biệt Bạn có thể xem xét các yếu tố dưới đây thường được sử dụng để xây dựng một Chatbot:
- Sử dụng văn bản để hiển thị các thông báo đơn giản cho người dùng.
- Hiển thị văn bản với sự lựa chọn và kết hợp sự trợ giúp của tính năng trả lời nhanh.
- Lấy thông tin đầu vào của người dùng với sự trợ giúp của cơ sở “thu thập dữ liệu người dùng”.
Bước 6: Kiểm tra Bot hoạt động có ổn không
Khi bạn đã hoàn thành quy trình phát triển, bạn cần kiểm tra từng luồng của Bot nhằm phát hiện những sai sót có thể bổ sung kịp thời.
Trong bước này, bạn cũng cần đảm bảo rằng mẫu Chatbot cuối cùng giống như những gì bạn muốn xây dựng và thực hiện các tác vụ thích hợp.
Nếu không, bạn cần phải viết lại quy trình và thiết lập lại. Bạn cũng có thêm AI vào Bot, điều này làm tăng tính tối ưu cho Bot có thể trả lời tất cả các yêu cầu của người dùng.
Và tất nhiên muốn kiểm tra Bot có hoạt động được hay không thì bạn phải có vai trò trên trang Facebook đó. Nếu bạn là quản trị fanpage tất cả các bước từ tạo, lập kế hoạch và kiểm tra bạn sẽ là người nắm rõ nhất.
Kết luận
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ về định nghĩa Chatbot cùng cách tạo Chatbot cho Fanpage Facebook. Theo dõi Digizone để cập nhật những tin tức hữu ích mỗi ngày!
Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam
- Cơ sở đào tạo: Số 5 Cửu Long, P.2, Q.Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Trụ sở chính: 09 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 093 9149 928