SEO Audit là gì?

SEO audit là gì? Những điều cần biết về SEO Audit

Để đánh giá mức độ thân thiện của website đối với người dùng, SEO Audit là một trong những quy trình hết sức quan trọng. SEO Audit là gì? Các bước thực hiện SEO Audit cho website như thế nào? Theo dõi những chia sẻ sau đây của Digizone để biết thêm chi tiết.

SEO Audit là gì?

SEO audit bản chất chính là một quá trình mà người quản trị của website dựa vào đó để đánh giá được sự thân thiện của trang web mà mình quản lý trên công cụ tìm kiếm, được tính trong một khu vực cụ thể.

Người làm công việc SEO audit hay còn được gọi là các kiểm soát viên SEO sẽ thực hiện công việc chính là kiểm tra website dựa trên những tiêu chí cụ thể được xây dựng, thiết lập thành một danh sách cụ thể. Từ việc kiểm tra, có được kết quả sẽ đưa ra được các kiến nghị, thấy được yếu tố cần được chỉnh sửa khi sai, chưa chuẩn xác hay những thay đổi cần làm để cải thiện tốt hiệu suất được tìm kiếm của website.

SEO Audit là gì?
SEO Audit là gì?

Hiện nay, có nhiều công cụ khác nhau được đưa vào sử dụng giúp việc thực hiện SEO audit cho trang web được tiến hành. Song cách tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất vẫn là từ chính con người. Tận dụng việc dùng những hướng dẫn tới từ người đọc, hay dùng một chuyên viên SEO chuyên nghiệp để kiểm soát sẽ giúp website duy trì được chất lượng cao, có được khả năng hoạt động hiệu quả nhất. Thay vì sử dụng công cụ mang tới kiểm soát một cách chung chung thì con người đem tới độ chính xác, độ chi tiết cao hơn.

>>> Xem thêm: Email marketing là gì? Bí quyết xây dựng Email marketing hiệu quả

Lợi ích của SEO Audit đối với website

Kiểm tra, đánh giá website là công việc cần thiết cần được thực hiện thường xuyên có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe cùng sự thay đổi của các công cụ tìm kiếm. Những lợi ích của SEO Audit có thể kể đến như:
  • Giữ vị trí cao cho website trên SERP một cách miễn phí thì cần tăng điểm SEO của trang web và quá trình Google SEO Audit sẽ hiện thực hóa điều này.
  • Công cụ tìm kiếm luôn có sự yêu thích với những web mang đến trải nghiệm tốt, thân thiện với người dùng. Các trang web có tốc độ tải nhanh sẽ nhận được sự ưu tiên trong vị trí xếp hạng. SEO Audit giúp cho nhà quản trị web tìm thấy các lỗi liên quan đến tốc độ tải của web và từ đó có thể giúp nhà quản trị khắc phục được lỗi.
  • SEO Audit cải thiện được phạm vi tiếp cận của trang web. Từ đó có thể mở rộng được khách hàng tiềm năng, chiếm ưu thế để cạnh tranh với các đối thủ.
  • Cải thiện thứ hạng trang web trên kết quả tìm kiếm: Khi phát hiện và sửa các vấn đề liên quan đến SEO, trang web có thể được cải thiện và đạt được thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm. SEO Audit có thể giúp xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến tối ưu hóa trang web, từ đó cải thiện tốc độ tải trang, tối ưu hóa ảnh và giảm thiểu lỗi trang web.
  • Tăng lưu lượng truy cập trang web: Khi trang web xuất hiện trên trang đầu của kết quả tìm kiếm, lượng truy cập của trang web sẽ tăng lên, do đó tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Các yếu tố SEO, như tốc độ tải trang, bố cục, nội dung và tính năng trang web, đều ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Cải thiện các yếu tố này sẽ giúp người dùng tìm kiếm và tương tác với trang web một cách dễ dàng hơn.
  • Tăng tính tương tác với khách hàng: SEO Audit cũng giúp các nhà quản trị trang web hiểu được nhu cầu và hành vi của khách hàng tiềm năng hơn. Điều này có thể giúp tăng tính tương tác với khách hàng và cải thiện quá trình chuyển đổi khách hàng.

Các bước thực hiện SEO Audit cho website

Hãy khởi động quá trình đánh giá website bằng những chỉ số bạn tuyệt đối phải kiểm tra. Đây là những vấn đề có khả năng ngăn cản quá trình Google quét hoặc lập chỉ mục website của bạn hoặc một số điểm đáng quan ngại khác.

1. So sánh xếp hạng của bạn và hiểu rõ đối thủ

Trước khi đào sâu vào khía cạnh kỹ thuật hoặc đánh giá on-page, bạn cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình. Dù đây là lần đầu bạn xây dựng website hay chỉ đang thực hiện đánh giá theo kế hoạch lâu dài vạch sẵn, nếu bạn biết về đối thủ càng nhiều thì phần thắng của bạn càng cao. Do đó, bạn cần đối chiếu xếp hạng website của mình và lập hệ thống khả năng của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

So sánh xếp hạng của website

Bạn cần thiết lập theo dõi xếp hạng cho website của mình.

  • Chuyển sang công cụ position tracking (theo dõi xếp hạng) và tạo dự án mới.
Tạo Project mới
Tạo Project mới
  • Xây dựng chiến dịch bằng việc lựa chọn địa điểm, thiết bị, công cụ tìm kiếm, ngôn ngữ và nhập đầy đủ tên doanh nghiệp của bạn.
Xây dựng chiến dịch
Xây dựng chiến dịch
  • Sau đó thêm các từ khóa bạn cần theo dõi. Bạn có thể nhập thủ công hoặc nhập từ chiến dịch, SEMrush/Google Analytics.
Thêm từ khóa trong SEMrush hoặc Google Analytics
Thêm từ khóa trong SEMrush hoặc Google Analytics
  • Một khi đã bắt đầu theo dõi, bạn có thể thấy thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm của các từ khóa đã nhập.

Hiểu rõ đối thủ

Khi dùng công cụ Domain Overview Tool để quét tên miền, bạn sẽ nhận được các dữ liệu đã được trực quan hóa thành một bản đồ thứ hạng của đối thủ, giúp bạn hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai trước khi đi sâu vào phân tích hiệu suất trang web của họ.

Bản đồ thứ hạng đối thủ trong Domain Overview Tool
Bản đồ thứ hạng đối thủ trong Domain Overview Tool

2. Kiểm tra website có phiên bản trùng lặp nào trong chỉ mục của Google không

Đây là phần kiểm tra cơ bản nhưng vô cùng quan trọng khi đánh giá website vì bạn cần đảm bảo Google chỉ index một phiên bản duy nhất của website. Chẳng hạn, website của bạn có thể là:

  • http://www.domain.com
  • http://domain.com
  • https://www.domain.com
  • https://domain.com

Có lẽ người dùng sẽ không thấy gì quá khác biệt (trừ trường hợp trình duyệt của họ xuất hiện cảnh báo website không được bảo mật). Tuy nhiên, đối với công cụ tìm kiếm, website của bạn biến thành nhiều phiên bản khác nhau trong khi website chỉ nên có một phiên bản duy nhất được lập chỉ mục. Do đó, bạn cần kiểm tra xem có bản trùng nào không.

Thao tác thực hiện rất đơn giản: Bạn vào Google và tìm cụm từ site:”domain của website”.

Bạn sẽ thấy kết quả hiển thị các URL đã được chỉ mục dưới tên miền đã nhập
Bạn sẽ thấy kết quả hiển thị các URL đã được chỉ mục dưới tên miền đã nhập

Nếu bạn thấy có nhiều phiên bản khác nhau của website, lần lượt nhập tất cả URL vào trình duyệt. Trường hợp tốt là đưa tất cả các URL về 1 bản website duy nhất. Nếu không, hãy dùng lệnh 301 để chuyển hướng về cùng 1 website.

Dù thế nào đi nữa, thực hiện truy vấn website cũng vô cùng cần thiết vì bạn có thể nhanh chóng phát hiện tên miền phụ đang được sử dụng và các phiên bản trùng tồn tại trên tên miền phụ dùng cho mục đích dẫn link liên kết hoặc tương tự.

3. Kiểm tra các URL đã được index của website

Bạn có thể kiểm tra bước này cùng với mục 2 nhưng nó cũng xứng đáng có riêng 1 mục. Khi bạn thực hiện “site: search” trên Google, hãy xem thử số lượng các URL được lập chỉ mục.

Cách kiểm tra URL đã được index trên website
Cách kiểm tra URL đã được index trên website

Bạn có thể sẽ rất kinh ngạc bởi số lượng trang web đã vào chỉ mục của Google. Nếu bạn có một cửa hàng thương mại điện tử, có bao nhiêu sản phẩm bạn đã tạo danh mục? Hoặc nếu bạn có một website tạo danh sách khách hàng tiềm năng, bạn đã đăng tải bao nhiêu trang hoặc bài viết trên hệ quản trị nội dung (CMS)?

Mục đích của đợt kiểm tra nhanh này là để xem thử số lượng kết quả được chỉ mục có khớp với kỳ vọng của bạn hay không?

  • Nếu kết quả vượt quá ước tính, có lẽ bạn đang bị trùng nội dung hoặc chất lượng nội dung trên trang không đạt yêu cầu. Một trường hợp phổ biến là các trang thương mại điện tử với khoảng 5.000 sản phẩm đột nhiên có tới hàng trăm nghìn URL được lập chỉ mục. Nguyên nhân là do các trang này thường sử dụng điều hướng nhiều chiều cho phép index.
  • Ngược lại, nếu kết quả thấp hơn dự đoán, có thể website đang gặp phải vấn đề liên quan tới việc thu thập và lập chỉ mục.

4. Kiểm tra tác vụ thủ công (manual action)

Đây là một hình phạt khiến xếp hạng của website giảm và bạn không thể phục hồi thứ hạng như cũ cho tới khi Google thu hồi tác vụ; phạm vi của tác vụ có thể giới hạn trong một trang hoặc toàn website. Tình huống tệ nhất có thể xảy ra là toàn bộ website sẽ bị gỡ bỏ khỏi chỉ mục và không xuất hiện trên kết quả, kể cả khi người dùng tìm kiếm thương hiệu của bạn.

Bạn có thể kiểm tra xem website có bị tác vụ thủ công không bằng Search Console. Ở dưới menu bên trái, bạn sẽ thấy tab “Security & Manual Actions”. Trong tab này là liên kết tác vụ thủ công dẫn bạn đến một trang web cho thấy trạng thái của website.

Nếu bạn thấy một dấu tích xanh thì có nghĩa là website của bạn không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, nếu có vấn đề được liệt kê, hãy tham khảo hướng dẫn sau để giải quyết và thu hồi tác vụ.

5. Phân tích tốc độ tải trang của Website

Tốc độ tải trang vẫn luôn được xem là một nhân tố vô cùng trọng yếu.

Bằng chứng là năm 2018, Google công bố bản Cập nhật Page Speed Update đưa tốc độ tải trang vào nhân tố xếp hạng kết quả trên thiết bị di động. Ngoài ra, bản cập nhật Page Experience Update dự kiến ra mắt năm 2021 cũng giúp xác nhận dự đoán của rất nhiều người về xu hướng SEO trong thời gian gần đây: Trải nghiệm người dùng đóng vai trò ngày càng lớn đối với thành công của SEO.

Cụ thể hơn khi xem xét hành vi người dùng, các dữ liệu của Google cho thấy tỷ lệ người dùng thoát trang tăng đáng kể khi trang web tải chậm đi.

Vì thế, tốc độ tải trang của website càng trở nên quan trọng cả về phương diện SEO lẫn trải nghiệm người dùng.

Nếu chuyển qua báo cáo SEMrush Site Audit, bạn sẽ thấy tốc độ tải trang chậm được tính vào danh sách lỗi trong thẻ vấn đề, đi kèm với các dữ liệu cụ thể về thời gian tải.

Bạn cũng có thể xem bất kì vấn đề nào bạn đang mắc phải trên báo cáo Performance (Hiệu suất) trong bảng điều khiển Site Audit.

Đồng thời tham khảo các biện pháp khắc phục cụ thể trong Google Page Speed Insights.

Các biện pháp khắc phục cụ thể trong Google PageSpeed Insights
Các biện pháp khắc phục cụ thể trong Google PageSpeed Insights

6. Bảo đảm website dùng HTTPS

Nói đơn giản là, nếu website bạn đang dùng HTTP thì bạn nên chuyển qua dùng HTTPS.

Bạn có thể kiểm tra bằng cách truy cập https://www.domain.com trong trình duyệt.

Kết quả: Nếu website của bạn vẫn ở giao thức HTTPS, bạn có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên nếu bị chuyển hướng qua bản HTTP, bạn cần giải quyết vấn đề ngay lập tức. Vì HTTPS đã trở thành tín hiệu xếp hạng kể từ năm 2014, chưa kể nếu dùng HTTP bạn vẫn phải cài đặt chứng chỉ SSL.

7. Kiểm tra độ thân thiện với thiết bị di động

Chúng ta đang sống trong một thế giới đặt di động lên hàng đầu, nên nếu website của bạn không thân thiện với thiết bị di động có thể bạn vẫn chưa hoàn toàn ưu tiên trải nghiệm người dùng.

Độ thân thiện với thiết bị di động đã trở thành một nhân tố xếp hạng kể từ năm 2015 và được xác nhận sẽ là 1 phần thuộc bản cập nhật Page Experience năm 2021.

Hiện nay đa số các website đều thiết kế đáp ứng các yếu tố thân thiện với thiết bị di động, hoặc được tạo riêng phiên bản tối ưu dành cho di động. Nhưng điều này không có nghĩa là các vấn đề liên quan đến di động trên website không tồn tại.

Bạn có thể kiểm tra xem website mình có mắc phải bất kì vấn đề gì bằng Search Console.

Nếu không có vấn đề gì, bạn có thể bỏ qua bước này. Nếu có, các lỗi sẽ được hiển thị trong mục Mobile Usability ở thẻ Enhancements.

8. Phân tích và giải quyết các vấn đề về chỉ mục khác

Trên Google Search Console, chuyển đến trang Coverage thuộc thẻ Index để kiểm tra lỗi coverage (lỗi thiếu hụt độ bao phủ), các trang nằm ngoài index, các trang hợp lệ và các trang bị cảnh cáo.

Nếu phát hiện có lỗi hiển thị ở mục này nghĩa là có vấn đề cản trở Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho website của bạn và bạn cần giải quyết chúng ngay lập tức

Các lỗi phổ biến bao gồm:

  • Trang cài đặt thuộc tính noindex nhưng lại được nộp trong sitemap.
  • Trang chặn thu thập dữ liệu trong tập tin robots.txt nhưng lại được thêm vào sitemap.
  • Các trang bị lỗi 404 nhưng vẫn được nộp cùng sitemap.

Nếu phát hiện các lỗi trên và tìm được nguyên nhân dẫn đến lỗi, hãy bắt đầu công tác khắc phục ngay.

URLs loại trừ

Trong báo cáo này, bạn sẽ thấy một danh sách các URL loại trừ không nằm trong chỉ mục của Google và có thể bao gồm:

  • Các trang loại trừ với thuộc tính noindex.
  • Các trang chuyển hướng người dùng.
  • Các bất thường liên quan đến thu thập dữ liệu.
  • Các vấn đề về thống nhất nội dung bị trùng lặp.
  • Các trang được thu thập dữ liệu nhưng không được lập chỉ mục.
  • Lỗi 404.
  • Các trang bị chặn bởi tập tin robots.txt.

Các trường hợp loại trừ này có thể xảy ra vì một số nguyên nhân khác nhau và đôi khi không cần điều chỉnh. Chẳng hạn, có thể gần đây bạn vừa chuyển đến một website mới và vì thế phải sử dụng lệnh chuyển hướng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đang dùng thẻ noindex để chặn điều hướng nhiều chiều.

Vì vậy hãy phân tích báo cáo và tiến hành xử lý các vấn đề sao cho phù hợp.

9. Hiểu rõ bản cập nhật Page Experience

Ở trên chúng tôi đã đề cập sơ lược đến bản cập nhật Page Experience sắp ra mắt vào năm 2020, liên quan đặc biệt đến phương diện tốc độ tải trang và độ thân thiện với thiết bị di động. Nói ngắn gọn, trải nghiệm người dùng cuối cùng cũng đã được áp dụng làm nhân tố xếp hạng.

Google phát biểu trên Google Webmaster Central Blog:

“Hiện tại, chúng tôi đang xây dựng dự án và giới thiệu cái nhìn sơ bộ về những thay đổi sắp tới liên quan đến việc lồng các chỉ số về trải nghiệm người dùng vào xếp hạng tìm kiếm. Chúng tôi sẽ giới thiệu các tín hiệu mới, kết hợp Core Web Vitals (Chỉ số thiết yếu về trang web) với các chỉ số hiện dùng cho trải nghiệm người dùng để có một cái nhìn toàn diện về chất lượng trải nghiệm người dùng trên trang web.”

Như lời Google, chỉ số Core Web Vitals sẽ sớm được áp dụng cho xếp hạng tìm kiếm. Vậy nên, chúng ta cũng cần chủ động theo dõi và chỉnh sửa các chỉ số này khi thực hiện SEO audit.

Core Web Vitals là gì?

Web Vital là sáng kiến được Google bắt đầu từ tháng 5/2020, nhằm cung cấp một bản hướng dẫn thống nhất về các tín hiệu chất lượng cần thiết để đảm bảo trải nghiệm người dùng trên mạng trực tuyến. Nhưng đến hiện tại, Google sắp áp dụng những chỉ số này làm nhân tố xếp hạng với các Core Web Vital chính bao gồm:

  • Largest Contentful Paint (LCP) – Thời gian hiển thị nội dung lớn nhất: dùng đánh giá hiệu suất tải trang. Để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, LCP nên diễn ra trong vòng 2.5 giây sau khi trang bắt đầu tải.
  • First Input Delay (FID) – Thời gian phản hồi lần tương tác đầu: dùng để đánh giá độ tương tác. Để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, FID nên diễn ra trong vòng 100 phần nghìn giây.
  • Cumulative Layout Shift (CLS) – Chỉ số thay đổi bố cục tích lũy: dùng để đánh giá độ ổn định thị giác. Để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, các trang nên duy trì CLS dưới 0.1.

May mắn là bạn có thể dùng Search Console để xem báo cáo chỉ số trong thẻ “Enhancement” (cải thiện) và thực hiện kiểm tra.

Báo cáo hiển thị thông tin chi tiết về các vấn đề liên quan tới URL kém chất lượng, hoặc URL cần cải thiện dựa trên dữ liệu từ máy tính và di động để bạn có thể tiến hành điều chỉnh hợp lý.

10. Kiểm tra SEO Onpage

SEO On-page gồm:

  • Tối ưu hóa thẻ tiêu đề, thẻ mô tả và thẻ Heading.
  • Tối ưu hóa thẻ alt của hình ảnh.
  • Tối ưu hóa nội dung.
  • Tối ưu hóa liên kết nội bộ.

Bạn cần kiểm tra mọi yếu tố SEO on page trên toàn bộ website để đảm bảo không bỏ sót bất kì cơ hội tối ưu hóa nào. Nghe có vẻ khó nhưng thật ra quy trình lại trở nên rất dễ dàng với công cụ On-Page SEO Checker của SEMrush. Chỉ cần chuyển qua trang dự án, cài đặt công cụ On-page và bạn sẽ ngay lập tức nhận được một danh sách các điểm cần tối ưu hóa:

Kiểm tra SEO On-page
Kiểm tra SEO On-page

Bên cạnh các vấn đề phức tạp và tiêu tốn nhiều thời gian thực hiện như trên, cũng có các lỗi nhỏ ta có thể khắc phục trong tích tắc. SEO VietNam sẽ hướng dẫn cho bạn những vấn đề có thể khắc phục nhanh khi thực hiện SEO Audit cho website.

11. Sửa Liên kết nội bộ hỏng

Liên kết nội bộ hỏng là một trong những nguyên nhân khiến trải nghiệm người dùng kém. Ngoài việc gây khó chịu vì không ai muốn gặp trang 404 khi nhấp vào liên kết trên website cả, thì liên kết hỏng còn được xem là tín hiệu chất lượng không mấy khả quan với các công cụ tìm kiếm.

Nếu xem báo cáo Site Audit, bạn sẽ thấy phần liên kết nội bộ hỏng bị tô đậm trong thẻ vấn đề. Dựa vào đây, bạn có thể cập nhật lại liên kết nội bộ đến URL chính xác, hoặc đơn giản là bỏ nó đi.

Báo cáo Site Audit cho thấy phần liên kết nội bộ hỏng (được tô đậm trong thẻ vấn đề)
Báo cáo Site Audit cho thấy phần liên kết nội bộ hỏng (được tô đậm trong thẻ vấn đề)

12. Sắp xếp lại Sitemap

Mục đích của Sitemap SML là thông báo cho Google các trang chính trên website mà bạn muốn Google lập chỉ mục.

Trong báo cáo Site Audit, bạn sẽ thấy các vấn đề liên quan đến URL không chính xác trong Sitemap của bạn ở phần lỗi.

Báo cáo Site Audit sẽ cho thấy vấn đề liên quan đến URL không chính xác trong Sitemap
Báo cáo Site Audit sẽ cho thấy vấn đề liên quan đến URL không chính xác trong Sitemap

Việc này xảy ra khi tập tin Sitemap có chứa URL dẫn ra những trang web cùng một nội dung, URL chuyển hướng qua một trang web khác, hoặc trả lại mã trạng thái HTTP cho thấy yêu cầu không thành công. Vì vậy hãy ưu tiên bỏ các trang lỗi này ra khỏi sitemap để nhanh chóng nâng cao chất lượng website.

13. Kiểm tra điều hướng

Lỗi điều hướng là một trong các lỗi dễ gặp, nhưng bạn có thể lập tức sửa chữa khi phát hiện để cải thiện trải nghiệm người dùng.

Tất nhiên khi thực hiện Site Audit, bạn sẽ thấy các vấn đề liên quan đến lỗi này được tô đậm trong báo cáo.

Chuỗi hoặc vòng lặp chuyển hướng

Thiết lập chuyển hướng sai có thể gây khó khăn cho việc thu thập dữ liệu của Google. Một ví dụ điển hình là chuỗi chuyển hướng (redirect chain) hoặc vòng lặp chuyển hướng (redirect loop).

Những lỗi này đều được tô đậm trong thẻ lỗi.

Chuyển hướng tạm thời

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên dùng lệnh chuyển hướng 301 hơn là lệnh 302. Vì thế khi kiểm tra lệnh chuyển hướng tạm thời trên báo cáo Site Audit, hãy đổi tất cả các lệnh bạn muốn dùng để chuyển hướng vĩnh viễn từ 302 thành 301.

Kiểm tra nội dung trên website của bạn

Hẳn nhiều người trong chúng ta đều đã nghe qua câu nói: Content is king. Nếu không có nội dung chất lượng, website của bạn sẽ khó lòng giành thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân tố phải cân nhắc khi soạn thảo nội dung và bạn nên thêm phần kiểm tra nội dung vào quy trình thực hiện SEO audit.

14. Tìm và sửa các lỗi lặp nội dung

Nội dung trùng lặp có thể làm giảm thứ hạng của website do gây nhầm lẫn cho công cụ tìm kiếm. Bởi công cụ sẽ không biết phải chọn trang nào giữa hai bản giống hệt nhau, và thậm chí có thể còn nghĩ việc lặp nội dung là cách thao túng thứ hạng trang web.

Dù trường hợp này không còn bị đánh giá nghiêm trọng như trước, nhưng bạn vẫn nên tìm hiểu xem website mình có bài viết nào bị trùng hay không trong thẻ lỗi trên báo cáo Site Audit.

15. Xác định các trang có nội dung mỏng

Không chỉ nội dung trùng lặp mới có thể gây ra vấn đề, nội dung mỏng với rất ít giá trị hữu ích cho người đọc và công cụ tìm kiếm cũng sẽ ảnh hưởng tới uy tín website của bạn.

Do vậy, bạn cần xác định các trang có nội dung mỏng và áp dụng biện pháp khắc phục như: cải thiện trang bằng cách tạo nội dung hấp dẫn, đọc đáo; hay ngăn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang nhờ thêm thuộc tính noindex vào trang.

Trong thẻ lỗi của báo cáo Site Audit, các trang có nội dung mỏng được hiển thị là các trang có số lượng từ ít.

16. Sửa lỗi các trang không chứa liên kết

Orphan page là các trang thuộc website của bạn không được bất kì trang nào trên website dẫn liên kết đến.

Đây không phải là tín hiệu tốt, vì nếu một trang không có liên kết trỏ đến nghĩa là trang đó không thể tăng độ uy tín bằng liên kết nội bộ. Thậm chí ở một số trường hợp, nó còn bị xem là một trang gateway.

Bạn có thể thấy các trang này trong sitemap XML của trang, nhưng không thể thấy liên kết từ các trang khác trỏ đến nó trong báo cáo Site Audit.

Cách khắc phục nhanh nhất trong trường hợp này là thêm các trang trọng yếu vào phần điều hướng của website, hoặc bổ sung ít nhất một liên kết nội bộ trỏ đến từ những nội dung có liên quan.

17. So sánh nội dung website của bạn với các trang xếp hạng đầu & Phân tích ý định tìm kiếm người dùng

Một trong những trọng tâm của SEO trong thời gian gần đây là ý định tìm kiếm của người dùng. Nguyên nhân chính là do khả năng thấu hiểu ý định truy vấn của Google ngày càng được nâng cao, và các trang xếp hạng đầu thường là những trang đáp ứng được nhu cầu người dùng.

Vì thế, hãy phân tích các trang xếp hạng đầu trên kết quả tìm kiếm của những từ khóa bạn đang nhắm tới. Nếu nội dung của những trang này quá khác biệt so với trang của bạn, bạn sẽ phải cân nhắc điều chỉnh nội dung phù hợp với ý định người dùng hơn.

Ví dụ: Khi bạn không phân tích chi tiết vấn đề, hoặc người dùng đang tìm hướng dẫn ở các bài blog nhưng trang của bạn lại tập trung vào thương mại điện tử.

18. Tiến hành kiểm tra liên kết độc hại

Liên kết là một trong các yếu tố xếp hạng chính và nó không chỉ xoay quanh việc hình thành chiến lược xây dựng liên kết để vượt qua đối thủ. Thay vào đó, một nhân tố quan trọng bạn không nên bỏ qua chính là kiểm tra các liên kết độc hại.

Không phải tất cả các liên kết đều có thể giúp bạn tăng hạn. Nếu có liên kết nào bị Google đánh giá là nhằm thao túng thứ hạng tìm kiếm, bạn sẽ bị phạt vì vi phạm Hướng dẫn dành cho Quản trị viên của Google. Do vậy, bạn luôn phải kiểm tra liên kết độc hại khi thực hiện đánh giá SEO, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn vận hành website.

Công cụ Backlink Audit có thể dễ dàng nhận diện các liên kết độc hại, giúp bạn nhanh chóng loại bỏ chúng và tránh bị ảnh hưởng đến hiệu suất website.

>>> Xem thêm: URL là gì? Các thành phần của URL

Kết luận

Với những chia sẻ trên, Digizone hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về SEO Audit và cách thực hiện SEO Audit hiệu quả.

Theo dõi Digizone để cập nhật những tin tức hữu ích!


Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam