Web Scrape là gì? Có bao nhiều loại Web Scrape? Cách thức hoạt động của nó như thế nào? Cùng Digizone tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ sau.
Web Scrape là gì?
Web Scraping, Web harvesting hay còn gọi là Web data extraction là quá trình cào dữ liệu được sử dụng để trích xuất dữ liệu từ các Website. Các phần mềm Web Scraping truy cập vào Website bằng giao thức HTTP hoặc bằng Web browser để lấy ra các dữ liệu mà họ quan tâm. Quá trình này có thể được thực hiện thủ công bằng cách sử dụng phần mềm, tuy nhiên phần lớn khi nhắc đến Web Scraping tương đương với quá trình thu thập dữ liệu tự động được triển khai bằng bot hoặc các Web crawler.
Không giống như screen Scraping, chỉ sao chép các pixel hiển trị trên màn hình. Web Scraping trích xuất mã HTML bên dưới và cùng với nó, dữ liệu được lưu trữ trong database. Sau đó, Scraper có thể sao chép toàn bộ nội dung Website ở nơi khác.
Web Scraping trên Web được sử dụng trong nhiều loại hình kinh doanh kỹ thuật số dựa vào việc thu thập dữ liệu. Các trường hợp sử dụng hợp pháp bao gồm:
- Các bot của công cụ tìm kiếm thu thập thông tin của một Website, phân tích nội dung của nó và sau đó xếp hạng nó.
- Các trang Web so sánh giá triển khai bot để tự động tìm giá và mô tả sản phẩm cho các seller trên Website.
- Các công ty nghiên cứu thị trường sử dụng Scraper để lấy dữ liệu từ các forum và phương tiện truyền thông xã hội.
>>> Xem thêm: DNS là gì? Hướng dẫn sử dụng DNS
Các loại Web Scrape
Những loại Web Scraping là gì? Để đơn giản hơn, chúng tôi sẽ chia thành 4 loại. Tất nhiên vẫn sẽ có nhiều hơn nên so sánh với các công cụ tìm kiếm trên Web.
- Browser extension với software.
- User interface.
- Cloud với Local.
Cũng giống như cách mọi người có thể xây dựng một trang Web, bất kỳ ai cũng có thể xây dựng Web Scraper của riêng mình.
Tuy nhiên, các công cụ có sẵn để xây dựng Web Scraper vẫn yêu cầu một số kiến thực lập trình nâng cao. Phạm vi của kiến thức cũng tăng lên theo số lượng các tính năng bạn muốn có cho Scraper của mình.
Mặt khác, có rất nhiều công cụ Web Scraper pre-built mà bạn có thể tải xuống và chạy ngay lập tức. Một trong số này cũng sẽ được bổ sung các tùy chọn nâng cao như Scrape scheduling, xuất JSON và GoogleSheets…
Browser extension với Software
Nói chung, Web Scraper có hai dạng: browser extension và software.
Browser extension là các chương trình giống như app có thể được thêm vào trình duyệt, chẳng hạn như Google Chrome hoặc Firefox. Một số browser extension bao gồm chủ đề, chặn quảng cáo, tiện ích nhắn tin,..
Web Scraping extension có lợi ích là chạy đơn giản hơn và được tích hợp ngay vào trình duyệt của bạn.
Tuy nhiên, các tiện ích này thường bị giới hạn do nằm trong trình duyệt của bạn. Có nghĩa là bất kỳ tính năng nâng cao nào phải xuất hiện bên ngoài thì sẽ không thực hiện được. Ví dụ: sẽ không thể thực hiện được IP Rotation trong tiện ích này.
Mặt khác, bạn sẽ có Web Scraping software có thể tải xuống và cài đặt trên máy tính. Mặc dù những tiện ích này kém tiện lợi hơn so với browser extension. Nhưng chúng bù đắp cho nó ở các tính năng nâng cao không bị giới hạn bởi những gì trình duyệt của bạn có thể và không thể làm.
User Interface
User interface (UI) và Web Scraper có thể rất khác nhau.
Ví dụ, một số Web Scraping chạy với UI tối thiểu là một dòng lệnh. Một số người dùng có thể thấy điều này khó hiểu hoặc không trực quan.
Mặt khác, một số công cụ Web Scraper sẽ có UI chính thức,là nơi Website được hiển thị đầy đủ để người dùng chỉ cần nhấp vào dữ liệu họ muốn thu thập. Những công cụ Scraper này thường dễ làm việc hơn đối với hầu hết những người có kiến thức kỹ thuật hạn chế.
Một số Scraper sẽ tiến xa hơn khi tích hợp các mẹo và đề xuất trợ giúp thông qua UI để đảm bảo người dùng hiểu từng tính năng mà phần mềm cung cấp.
Cloud với Local
Từ đâu mà Web Scraper của bạn thực sự làm công việc của nó?
Web Scraper cục bộ sẽ chạy trên máy tính của bạn bằng cách sử dụng tài nguyên và kết nối với internet. Điều này có nghĩa là nếu Web Scraper có mức sử dụng CPU hoặc RAM cao, máy tính có thể trở nên khá chậm trong khi Scraper chạy nhanh. Với long Scraping task, điều này có thể khiến máy tính của bạn không hoạt động trong nhiều giờ.
Ngoài ra, nếu Scraper của bạn được thiết lập để chạy trên một số lượng lớn URL, nó có thể có tác động đến giới hạn dữ liệu của ISP của bạn.
Cloud Web Scraper chạy trên một server bên ngoài Website thường được cung cấp bởi công ty đã phát triển chính công cụ Scraper này. Điều này có nghĩa là tài nguyên máy tính của bạn được giải phóng trong khi Scraper của bạn chạy và thu thập dữ liệu. Sau đó, bạn có thể thực hiện các task khác và được thông báo sau khi Scrape của bạn đã sẵn sàng để xuất.
Điều này cũng cho phép tích hợp rất dễ dàng các tính năng nâng cao như IP rotation, có thể ngăn Scraper của bạn bị chặn khỏi các Website lớn hoạt động Scraping.
Vai trò của Web Scrape là gì?
Ứng dụng của Web Scrape
Trong bối cảnh hiện nay, mọi doanh nghiệp đều phải bảo vệ cơ sở dữ liệu của mình, các cá nhân đều cố gắng bảo vệ quyền riêng tư. Thế nhưng, hầu hết tại các tập đoàn lớn thì việc có sẵn nguồn dữ liệu khổng lồ là rất ít. Và để có được dữ liệu, người ta chỉ có 3 cách – và chỉ có 1 cách tối ưu nhất:
- Cách 1: Bỏ tiền để mua dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau -> Tuy nhiên tất cả đều là bất hợp pháp.
- Cách 2: Phải thu thập dữ liệu từ các nguồn đã công khai như Website trên Internet -> Tốn thời gian, dữ liệu rời rạc, làm thủ công.
- Cách 3: Sử dụng công cụ tự động hóa Web Scraping -> Cách tối ưu nhất.
Các lĩnh vực ứng dụng Web Scrape
Theo thống kê của Linkedin tại Mỹ thì công nghệ này được sử dụng lên tới 54 lĩnh vực khác nhau. Trong đấy, có 10 lĩnh vực phổ biến nhất phải nói tới gồm:
- Phần mềm máy tính (22%).
- Công nghệ thông tin và dịch vụ (21%).
- Dịch vụ tài chính (12%).
- Internet (11%).
- Tiếp thị và quảng cáo (5%).
- Bảo mật máy tính & mạng (3%).
- Bảo hiểm y tế (2%).
- Ngân hàng và tài chính (2%).
- Tư vấn quản lý (2%).
- Truyền thông trực tuyến (2%).
Cách thức hoạt động của Web Scrape
Website Scraper có cơ chế hoạt động tương đối phức tạp và chúng được xây dưng bởi cá nhân hoặc một nhóm các người am hiểu về lĩnh vực này. Trước tiên, Website Scraper sẽ cần được cung cấp một hoặc nhiều URL để tải nội dung, sau đấy chúng sẽ tải tất cả code HTML của trang Web, một số công cụ có những công dụng gia tăng cho phép người sử dụng trích xuất dữ liệu chi tiết từ trang cần trích xuất.
Chẳng hạn như cụ thể là bạn có thể trích xuất một mã chi tiết trên thị trường chứng khoán để thu thập cái giá, lịch sử của mã đó trong những khoản thời gian cụ thể.
- Bước 1: Web Scraper được cung cấp 1 hoặc nhiều URL để load trước khi trích xuất dữ liệu. Tiếp đó, Scraper sẽ load toàn bộ code HTML cho trang đang đề cập và những Scraper nâng cao hơn sẽ kết xuất toàn bộ Website, trong đó bao gồm các yếu tố Javascript và CSS.
- Bước 2: Scraper sẽ tiến hành trích xuất tất cả dữ liệu trên trang được người dùng chọn trước khi chạy dự án.
- Bước 3: Web Scraper sẽ xuất tất cả dữ liệu đã thu thập được thành định dạng hữu ích cho người dùng.
Hầu hết các Web Scraper sẽ xuất dữ liệu sang bảng tính CSV hoặc Excel, trong khi các Scraper nâng cao hơn sẽ hỗ trợ các định dạng khác như JSON, có thể được sử dụng cho API.
Web Scraping tốt và xấu
Như đã nói, Web Scraping có vô số ứng dụng khác nhau tùy vào khả năng sáng tạo của con người. Do đó, một số người có thể sử dụng nó vào những mục đích không tốt hoặc thậm chí là trái pháp luật.
Thực tế thì pháp luật hiện nay còn lỏng lẻo trong việc quy định cơ chế về Web Scraping. Nhưng có thể ngầm hiểu rằng việc ứng dụng Web Scraping để đạt được những lợi thế cạnh tranh là một hành động không được ủng hộ.
Đó là có nhiều Website sử dụng Web Scraping để trích xuất thông tin từ trang Web của đối thủ. Có những Website đạo văn, sử dụng nguyên văn bài viết của đối thủ để làm nội dung cho chính mình. Các cửa hàng online thì xem trước giá cả hay thông tin ưu đãi sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh phi pháp.
Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua những hacker. Chúng sử dụng Web Scraping để thu thập dữ liệu của các trang Web với mục đích khai thác lỗ hổng bảo mật, đánh cắp dữ liệu và tống tiền…
Dữ liệu của các Website thậm chí đã được giấu đi hoặc bảo vệ những vẫn bị đánh cắp, dấy lên mối lo ngại sâu sắc về an ninh mạng.
>>> Xem thêm: SWOT là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả
Kết luận
Theo dõi Digizone để cập nhật tin tức hữu ích khác!
Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam