Redirect là gì?

Redirect 301 là gì? Phân biệt Redirect 301 và 302

Redirect 301 là một trong các khái niệm khá quen thuộc đối với các SEOer. Bên cạnh Redirect 301, các SEOer còn có thể sử dụng các dạng Redirect khác để chuyển hướng trang web của mình. Việc sử dụng đúng loại redirect sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và hiệu quả SEO của trang web. Cùng Digizone tìm hiểu Redirect 301 là gì và cách phân biệt Redirect 301 và 302 qua những chia sẻ sau!

Redirect là gì?

Khái niệm

Redirect là cách để bạn chuyển hướng 1 trang web hoặc 1 URL này sang 1 trang web hoặc 1 URL khác. Đây là công việc mà nhiều SEOer cũng như Developer làm với mục đích như:

  • Thay đổi 1 URL kém thân thiện sang 1 URL thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm hơn (URL Friendly).
  • Điều hướng người dùng, tránh tình trạng xuất hiện những lỗi thường gặp ở máy chủ server trên website.
  • Thông báo với người dùng và các công cụ tìm kiếm rằng URL cũ đã không còn sử dụng và được chuyển hoàn toàn sang URL mới để tránh các liên kết gãy.
  • Tránh tình trạng lặp nội dung ở các trang có nội dung giống nhau (duplicate content).
  • Phục vụ cho những mục đích khác của SEOer và Developer.
Redirect là gì?
Redirect là gì?

Các dạng Redirect

Có rất nhiều cách để thực hiện Redirect. Tuy nhiên, nhìn chung Redirect được chia thành hai dạng: Server-side redirects và Client-Side redirects.

Server-Side Redirects

Các lệnh Server-side Redirects được thực hiện trực tiếp trên máy chủ và dẫn đến một phần nhỏ nội dung được gửi đến trình duyệt, gọi là Status headers HTTP. Sau đó, các trình duyệt biết sẽ đi đâu và theo dõi ngay lập tức. Các headers HTTP này có code cho Server-side Redirects và vị trí mới mà trình duyệt sẽ đưa đến.

Trong lệnh Server-side Redirects sẽ bao gồm các lệnh: Redirect 301, Redirect 302, Redirect 307. Digizone sẽ giới thiệu rõ hơn về lệnh Redirect 301, còn về Redirect 302 và 307 lần lượt là:

  • Redirect 302 là một mã trạng thái HTTP thông báo rằng URL hoặc website đã chuyển hướng tạm thời sang truy cập địa chỉ mới nhưng vẫn dựa trên URL cũ. Có thể là bảo trì, nâng cấp web chẳng hạn.
  • Redirect 307 tương tự như Redirect 302. Khi website gặp vấn đề về source code hoặc bảo trì, user truy cập vào URL sẽ được chuyển hướng đến 1 trang thông báo website đang gặp lỗi, tuy nhiên chắc chắn sẽ trở lại.

Client-Side Redirects

Nhóm lệnh Client-Side Redirects hiểu đơn giản khi bạn truy cập vào 1 URL và sau 1 khoảng thời gian nhất định sẽ tự động được chuyển hướng sang URL khác. Dạng Redirect này vừa không mang nhiều tác dụng, lại thường bị Google đánh giá website không cao, nên bạn không cần quan tâm đến dạng này quá nhiều.

>>> Xem thêm: Facebook Ads là gì? Những điều cần biết về quảng cáo Facebook

Redirect 301 là gì?

301 redirect là một phương pháp chuyển tiếp nhằm thông báo cho các trình duyệt và những công cụ tìm kiếm rằng trang webpage hoặc website đó đã được di chuyển hoàn toàn đến một địa chỉ mới. Song song đó, khi mọi người truy cập vào địa chỉ trang web cũ sẽ tự động được chuyển sang địa chỉ mới.

Redirect 301 là gì?
Redirect 301 là gì?

Nói theo cách khác, chuyển hướng redirect 301 (hay còn gọi là redirection 301) thường được hiểu như một sự di dời vĩnh viễn (moved permanently). Khi mã lỗi 301 xuất hiện trong phần header, nó nhằm mục đích thông báo cho người tìm kiếm hay trình duyệt, máy chủ rằng trang web đó đã được chuyển dời tới một địa chỉ mới.

Reditect 301 hoạt động như thế nào?

Dòng lệnh này thường được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể nhất định như:

  • Trang đến đã được di chuyển hoặc được thay thế bằng một đường link mới.
  • Tên miền của trang thay đổi, chuyển sang tên miền khác hoặc cũng có thể do việc thay đổi thương hiệu.
  • Xảy ra lỗi 404 hoặc nội dung đã lỗi thời.
  • Website bị trùng lặp nội dung nên cần gộp các bài lại với nhau.
  • Giúp tăng lượng truy cập website.
Reditect 301 hoạt động như thế nào?
Reditect 301 hoạt động như thế nào?

Việc nắm rõ phương thức hoạt động của và biết cách sử dụng phương pháp này sẽ mang lại cho bạn hiệu quả rất đáng kinh ngạc. Dưới tầm nhìn của Google, 301 redirect là sự chuyển hướng cố định.

Bằng cách dùng redirect 301, bạn sẽ thông báo đến công cụ tìm kiếm rằng website đã chuyển hướng sang địa chỉ mới, nghĩa là trang web mới sẽ thừa hưởng lại toàn bộ những link, anchor text và thậm chí là những hình phạt mà trang web trước đây đã nhận. Việc ý thức rõ về ý nghĩa của 301 redirect hật sự vô cùng quan trọng, bởi có rất nhiều người sử dụng 301 redirect nhưng lại hoàn toàn thất bại.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng Redirect 301

  • Không thống nhất giao thức www hoặc non-www: Điều này khiến website bị phân tán backlink, độ trust, pagerank,… bởi Google sẽ không hiểu 2 website này là một. Do vậy bạn phải thiết lập chuyển huớng 301 giữa 2 phiên bản http:// và http://www.
  • Chuyển domain nhưng không thiết lập Redirect 301 đầu tiên: Điều này khiến tất cả giá trị, uy tín từ domain cũ bị bỏ không. Do vậy hãy chắc chắn thiết lập Redirect 301 trước khi chuyển domain cũ sang domain mới

Phân biệt Redirect 301 và 302

Redirect 301 (Moved Permanently): Đây là một mã trạng thái HTTP – response code HTTP được phát triển với mục đích nhằm thông báo các trang web hoặc url đã chuyển hướng vĩnh viễn sang một địa chỉ website hoặc url khác. Theo đó, tất cả các giá trị của trang web và url gốc cũng sẽ được chuyển đổi sang địa chỉ mới.

Redirect 302 (Moved Temporarily): Đây là dạng mã trạng thái HTTP – Response code HTTP được thiết lập nhằm thông báo một website hoặc url chuyển hướng tạm thời sang địa chỉ mới nhưng vẫn dựa trên url cũ với một lý do nào đó. Ví dụ như bảo trì trang web chính.

Phân biệt Redirect 301 và 302
Phân biệt Redirect 301 và 302

Từ khái niệm trên có thể dễ dàng phân biệt được:

  • Redirect 301 sẽ chuyển đổi hoàn toàn địa chỉ website hoặc url sang một địa chỉ mới, bao gồm cả các thông tin của website hoặc url.
  • Redirect 302 thì chỉ chuyển đổi tạm thời sang một website hoặc url với một lý do cụ thể phát sinh ra. Các thông tin ở website chính hay url trước đó vẫn giữ nguyên không thay đổi. Điểm đặc biệt Redirect 302 là dù chuyển sang địa chỉ mới những website hoặc url mới vẫn cần dựa vào url cũ.

Ngoài 2 loại Redirect chuyển hướng trên, người dùng có thể bắt gặp một số mã chuyển hướng khác như:

  • Redirect 303 (See Other Location): Một mã phản hồi xuất hiện khi người dùng gửi một yêu cầu truy cập cho vị trí nào đó và máy chủ sẽ chuyển yêu cầu truy cập tới vị trí đó.
  • Redirect 304 (Not Modified): Một loại chuyển hướng tới tài nguyên được lưu trữ.
  • Redirect 305 (Use Proxy): Mã chuyển hướng này cho biết, tài nguyên mà bạn yêu cầu truy cập chỉ cho phép truy cập khi sử dụng máy chủ proxy.
  • Redirect 307 (Temporary Redirect): Một loại mã phản hồi tương tự Redirect 302. Nhưng với mã chuyển hướng 307, chúng thường xuất hiện trong trường hợp nâng cấp source hoặc trang web xảy ra sự cố tạm thời. Người dùng vẫn có thể truy cập vào địa chỉ này trong tương lai.

Nên sử dụng Redirect 301 hay 302?

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn nên xét vào các trường hợp và mục đích của bạn để phù hợp với 1 trong 2 loại chuyển hướng này. Nghĩa là:

  • Nếu website bạn đang bảo trì hệ thống hoặc sửa đổi trong một thời gian ngắn thì bạn nên chọn Redirect 302. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc một điều rằng nó không tối ưu và cũng có thể làm cho ranking từ khóa thay đổi nếu dùng trong thời gian dài
  • Trong trường hợp, bạn muốn thay đổi hoàn toàn sang một URL mới, bạn nên chọn 301. Bằng cách này, trang sẽ giữ nguyên các giá trị, ranking như ban đầu.
Nên sử dụng Redirect 301 hay 302?
Nên sử dụng Redirect 301 hay 302?

Lỗi thường gặp khi lỗi redirect 301 đó là gì:

  • Không thống nhất giao thức www hoặc non-www: Điều này khiến website bị phân tán backlink, độ trust, pagerank,… bởi Google sẽ không hiểu 2 website này là một. Do vậy bạn phải thiết lập chuyển huớng 301 giữa 2 phiên bản http:// và http://www.
  • Chuyển domain nhưng không thiết lập Redirect 301 đầu tiên: Điều này khiến tất cả giá trị, uy tín từ domain cũ bị bỏ không. Do vậy hãy chắc chắn thiết lập Redirect 301 trước khi chuyển domain cũ sang domain mới.

Làm gì khi gặp lỗi 302 Moved Temporarily:

  • Nguyên nhân lỗi 302 Moved Temporarily: Lỗi 302 Moved Temporarily có nghĩa là địa chỉ trang web đã được di chuyển tạm tới một vị trí khác cũng đồng nghĩa là địa chỉ đã được thay đổi.
  • Cách khắc phục: Khi địa chỉ trang web (URL) được chuyển tới vị trí khác thì thông thường Webmaster sẽ chuyển hướng nó về địa chỉ mới. Nếu sự chuyển hướng gặp lỗi thì bạn chỉ cần liên hệ Webmaster để sửa.

>>> Xem thêm: Addon Domain là gì?

Kết luận

Theo dõi Digizone để cập nhật những tin tức hữu ích nhất!


Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam