Digital Marketing là yếu tố quyết định đến việc khách hàng nhận diện thương hiệu. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, việc lên kế hoạch Digital Marketing sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cùng tìm hiểu bí quyết triển khai Digital Marketing cho doanh nghiệp Startup qua bài viết dưới đây của Digizone.
Khái niệm Digital Marketing
Khi nhắc đến Digital Marketing, chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt các định nghĩa khác nhau về chúng. Ví dụ:
Digital Marketing là một thuật ngữ chung chỉ việc tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu là trên Internet. Nhưng cũng bao gồm cả điện thoại di động, quảng cáo hiển thị, và bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào (tivi, radio, LCD …). – Theo Wikipedia
Một số chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng: “Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh phân phối trực tuyến định hướng theo cơ sở dữ liệu nhằm mục đích tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu, đúng đối tượng với mức chi phí hợp lý” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc. Hay “Digital Marketing là việc quản lý và làm những việc marketing bằng cách sử dụng phương tiện quảng cáo điện tử như: web, email, iTV hay các phương tiện không dây phối hợp với data số khác về đặc điểm và hành vi của khách hàng.” – Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing.
Dù ở bất cứ nghĩa nào, 3 yếu tố quan trọng cần chú ý khi nhắc đến Digital Marketing chính là: sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số và tương tác với khách hàng.
Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
Mỗi chiến dịch Marketing đều hướng đến một hoặc nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Để bắt đầu chiến dịch, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Startup cần xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình.
Để vẽ bản đồ chân dung khách hàng khi triển khai Digital Marketing, bạn hãy áp dụng theo các bước sau:
Bước 1: Xác định Customer Persona
Để xác định Customer Persona, trước hết chúng ta cần vẽ chân dung khách hàng. Một số thông tin cần thiết để vẽ chân dung khách hàng như: giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, chức vụ,..
Bước 2: Thấu hiểu nhu cầu người mua
Tiếp theo, bạn đặt câu hỏi mang tính chất theo dõi và nuôi dưỡng khách hàng mục tiêu. Bạn có thể dùng bảng khảo sát hoặc thăm dò ý kiến để có những thông tin tốt nhất từ người mua. Từ đó, bạn sẽ hiểu được liệu họ thực sự cần sản phẩm hay chỉ tò mò cơ bản.
Bước 3: Đối phó với những sự phản đối thường thấy
Tương tự như ở những bản đồ khác, bản đồ chân dung khách hàng cũng sẽ có những trở ngại ngăn cản khách hàng mua sắm. Điển hình như những khó khăn, thất vọng, mối quan tâm sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ.
Để hoàn thiện chân dung khách hàng, bạn cần cố gắng khai thác các thông tin của người mua như: Mối quan tâm, nhu cầu, nỗi thất vọng, vị trí trong chu trình mua hàng, yêu cầu, đòi hỏi cụ thể,…
Tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm
SEO (Search Engine Optimization) có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp Website bạn được xếp hạng cao hơn trên Google. Ngoài ra còn xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm khác nhằm để tăng Traffic đến trang Web.
Khi triển khai Digital Marketing, ngoài nội dung thì bạn đừng quên đầu tư cho Keyword, bố cục bài viết, sử dụng công cụ tăng Traffic,…Yếu tố quan trọng nhất của tiếp thị kỹ thuật số là thông điệp, nhưng nếu không SEO thì nó sẽ khó chạm đến khách hàng. Mặc dù thông điệp đó có ý nghĩa đến đâu thì cũng trở nên vô nghĩa nếu không tiếp cận được đối tượng mục tiêu.
Một số yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá chất lượng gồm:
- Sự liên quan đến tìm kiếm của người dùng.
- Chuyên môn của doanh nghiệp, ủy quyền và cung cấp thông tin đáng tin cậy.
- Tính khả dụng trang Web của doanh nghiệp.
- Website thân thiện với thiết bị di động và khả năng thích ứng với các trình duyệt.
- Có tốc độ tải trang (Pagespeed) tốt.
Thường xuyên cập nhật bài Blog
Hãy cập nhật thường xuyên các thông tin và thông điệp quảng bá của bạn trên Blog để không bị thụt lùi và lạc hậu so với đối thủ. Không những vậy, bạn hãy tăng cường tương tác và giải đáp các thắc mắc của khách hàng để tăng tính tương tác giữa các bên.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là nội dung của bạn phải giải quyết được vấn đề của khách hàng và phải nhất quán. Ngoài ra, các Keyword phải liên quan với nhau vì nó là yếu tố giúp Website đạt thứ hạng cao.
Những lợi ích của việc bạn giữ cho nội dung Website của mình luôn mới khi triển khai Digital Marketing:
- Tốt cho việc SEO Website: Các công cụ tìm kiếm rất thích nội dung mới, bài chất lượng để thỏa mãn người dùng của họ. Do đó, những Website này sẽ được ưu tiên thu thập thông tin thường xuyên hơn. Nếu áp dụng các phương pháp SEO tốt, chắc chắn Website của bạn sẽ Rank Top nhanh chóng.
- Xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội của doanh nghiệp: Nội dung bạn đăng trên mạng xã hội là yếu tố quan trọng nhất. Nếu thường xuyên cập nhật nội dung, nó sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả.
- Phù hợp với mọi đối tượng người dùng: Nội dung mới sẽ giúp người dùng trở nên vui vẻ hơn khi được cung cấp các thông tin bổ ích. Khi họ vui vẻ sẽ dễ dẫn đến chuyển đổi, đăng ký, giới thiệu Website hoặc mua sắm.
- Đảm bảo Website hoạt động thường xuyên: Khách hàng sẽ tin tưởng hơn đối với những trang Web có nội dung mới liên tục. Và họ thường sẽ có quyết định mua sắm ngay trên các Website này.
Tiếp cận khách hàng bằng Email cá nhân hóa
So với các hình thức khác, Email sẽ ít làm phiền khách hàng và cũng tiết kiệm chi phí. Nếu bạn cá nhân hóa Email sẽ dẫn dắt khách hàng mở và đọc Email, doanh nghiệp sẽ trở nên gần gũi hơn.
Đầu tiên, bạn cần khảo sát và nghiên cứu hành vi, xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu. Nó sẽ giúp bạn xây dựng nội dung Email phù hợp với khách hàng tiềm năng của mình.
Bước tiếp theo là bạn chọn nhà cung cấp dịch vụ Email tự động để tương tác với khách hàng. Nó sẽ tương tác với họ theo từng đặc điểm về thói quen, sở thích, mối quan tâm,….
Thông qua hoạt động cá nhân hóa Email Marketing, bạn sẽ nhận được các lợi ích như:
- Tăng khả năng người nhận mở và nhấp vào Email của doanh nghiệp.
- Giúp điều chỉnh cách giao tiếp của bạn phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng khác nhau.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Đầu tư vào Social Media Marketing
Khi triển khai Digital Marketing, bạn hãy xây dựng hệ thống Social Media và đăng bài thường xuyên. Mỗi bài đăng, bạn nên kết hợp với hình ảnh hoặc Video để thu hút người xem hiệu quả hơn. Kèm theo đó là thường xuyên tương tác kịp thời để tăng thiện cảm với khách hàng.
Mỗi trang mạng xã hội sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng bằng nhiều phương thức khác nhau:
- Facebook giúp bạn thu thập Insights khách hàng và hiểu rõ hơn về hiệu suất mỗi bài viết.
- Bạn có thể dùng Youtube để tạo ra những Video hấp dẫn nhằm giới thiệu sản phẩm mới hoặc những bài hướng dẫn.
- Twitter: Là kênh giúp bạn truyền đi tin thức nhanh chóng và tăng tính năng chia sẻ ngay lập tức.
- LinkedIn: Bạn có thể sử dụng để tuyển nhân viên mới hoặc dùng để chia sẻ nội dung của sản phẩm/ thương hiệu sâu rộng hơn.
- Instagram sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với khách hàng tiềm năng trên di động.
Đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng là một dịch vụ cần thiết khi doanh nghiệp triển khai Digital Marketing. Đây là cách giúp gia tăng thiện cảm của khách hàng và là kênh quảng bá thương hiệu, xúc tiến bán hàng hiệu quả. Ngày nay, khách hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà còn đánh giá về các chương trình bảo hành, hậu mãi, hỗ trợ tư vấn,… Dịch vụ khách hàng tận tâm và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đi xa hơn và thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo các biến thể sản phẩm trong WordPress
Kết luận
Trên đây là những bí quyết giúp doanh nghiệp triển khai chiến dịch Digital Marketing hiệu quả. Theo dõi Digizone để biết thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!