CPC là một trong những chiến thuật giúp nâng cao hiệu quả quảng cáo, tăng cường hiệu quả về giá trị chuyển đổi Conversion. Bạn đã biết cách đặt giá thầu CPC trong quảng cáo chưa? Có nên đặt giá thầu CPC trong quảng cáo Google Ads? Cùng Digizone tìm hiểu nhé!
CPC là gì? Hiểu về CPC
CPC là chữ viết tắt Cost Per Click đây là giá thầu thủ công trong nền tảng Google Ads và được hiểu là tính tiền trên mỗi lượt click khi quảng cáo xuất hiện. Hay nói 1 cách dễ hiểu nhà quảng cáo chỉ bị tính phí khi có người click vào quảng cáo.
Ví dụ khi 1 quảng cáo được xuất hiện trên mạng quảng cáo của Google thì nhà quảng cáo chưa tốn tiền, chỉ bị tính chi phí nếu có người click vào quảng cáo.
Trong ví dụ bên dưới mình gõ từ khóa “giá điện thoại iphone”. Có 3 kết quả xuất hiện, nếu sieubanre vị trí top 1 nhưng người dùng không click mà họ click vào didongviet bởi vì họ thích didongviet hon thì lúc này didongviet bị tính phí chứ không phải sieubanre bị tính phí.
Cũng ví dụ như trên. Nếu sieubanre đặt giá thầu CPC = 3000đ, didongviet đặt CPC = 2500đ thì lúc này Google Ads sẽ căn cứ vào giá thầu của didongviet để tính.
Trong thực tế người ta hay gọi là CPC nhưng đôi khi cũng được Google gọi là CPC tối đa? Vậy CPC tối đa và CPC có khác gì nhau không?
Câu trả lời là không, vì gọi cho ngắn gọn nên gọi CPC. CPC được hiểu chính xác là giá thầu tối đa mà nhà quảng cáo phải trả cho Google. Trong ví dụ trên thì tối đa didongviet chỉ trả 2500đ cho Google mà thôi.
Có những phiên đấu giá didongviet có thể chỉ trả 2000đ hoặc 1000đ hoặc 0.01đ khi có người dùng click vào quảng cáo.
Tạm kết: CPC được hiểu là CPC tối đa, cả 2 khái niệm này là một.
Ngoài giá thầu CPC thì trong khóa học quảng cáo Google Ads tại IMTA đã có hướng dẫn bạn khi nào đặt, khi nào không nên đặt ưu nhược điểm 1 cách đúng bản chất nhất.
>>> Xem thêm: Giải thích về CPC trong marketing chi tiết nhất năm 2022
Công thức tính CPC
Quảng cáo CPC là 1 dạng của PPC (Pay Per Click – trả tiền theo click), nhưng CPC lại được hiểu là CPC tối đa.
Như các bạn đã biết rồi, quảng cáo Google Ads là nền tảng đấu giá từ khóa để quảng cáo xuất hiện. Không phải cứ tiền nhiều là thắng (Không phải CPC cao là từ khóa top cao).
Công thức tính đơn giản nhất của CPC đó là:
CPC trung bình = Tổng số tiền chi tiêu quảng cáo / số lượt click
Dưới đây là 1 mô tả về CPC trung bình. Quảng cáo 30 ngày 1 chiến dịch mà mình chạy cho khách hàng khi làm dịch vụ quảng cáo Google Ads. Anh khách chạy 30 ngày là 28.7 triệu (từ ngày 21/11 đến 20/12). Đạt được 6420 click, số tiền chi tiêu là 28.700.000.
Từ công thức ở trên chúng ta có CPC trung bình = 28.700.000/6.420 = 4.470đ/click
Về điểm chất lượng quảng cáo, thứ hạng quảng cáo với CPC mình đã trình bày chi tiết trong khóa học để ra công thức CPC chi tiết, tức nhiên là có mô hình và tính toán khá phức tạp. Bạn chỉ cần nắm được CPC trung bình là đã tốt rồi.
Còn về chuyên sâu dành cho những chuyên gia để họ đặt thầu tối ưu và Agency thì phải hiểu những phép toán học khác.
>>> Xem thêm: Giải thích về CPM chi tiết trong Marketing năm 2022
Có nền đặt giá thầu CPC không?
CPC được hiểu như 1 giá thầu thủ công và được giới hạn (tối đa) nên bạn rất yên tâm khi đặt giá thầu này, bạn không lo bị tính chi phí quá cao. Sau đây là ưu nhược điểm của giá thầu CPC
Ưu điểm CPC
- Không bị Google tính giá thầu quá cao
- An toàn cho người mới
- Dễ dàng kiểm soát và dự trù chi phí.
Nhược điểm CPC
- Quảng cáo có thể phân phối chậm
- Không đạt được mục tiêu chuyển đổi (Conversion)
- Không linh hoạt và gây tốn kém thời gian.
Lời khuyên của mình là đối với những bạn mới thì ban đầu có thể đặt CPC thủ công tuy nhiên lâu dài đã rành rồi thì nên chọn lựa những giá thầu khác như CPC nâng cao (ECPC).
CPC nâng cao là gì?
CPC nâng cao hay còn gọi là ECPC là 1 giá thầu mà bạn có thể vượt qua CPC tối đa, có nghĩa là giá thầu này sẽ linh động hơn, không bị giới hạn bởi CPC nữa. Mà trong những phiên cần thiết có thể Google nâng giá thầu lên trong 1 khoảng nào đó. Nhưng sẽ không cao như giá thầu tự động.
So với CPC thì CPC nâng cao cho tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn, có thể tối ưu vào tỷ lệ chuyển đổi để đạt được mục tiêu Conversion mà bạn đã đặt ra.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu CPA và ưu nhược điểm trong Marketing năm 2022
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ của Digizone sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về CPC cùng cách hoạt động của nó. Chúc bạn chạy quảng cáo Google Ads thành công với CPC.