Featured Snippet là gì?

Featured snippet là gì?

Featured Snippet là gì? Có bao nhiêu dạng Featured Snippet? Làm thế nào để tối ưu Featured Snippet hiệu quả? Cùng Digizone khám phá chi tiết ngay sau đây!

Featured Snippet là gì?

Featured Snippet là đoạn thông tin trả lời truy vấn người dùng trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm. Nó chứa nội dung được trích từ một đoạn của bài viết, tiêu đề, hình ảnh/video và url trỏ ngược về bài viết của bạn.

Tôi chắc chắn một điều rằng, bạn đã thấy Featured Snippet vô số lần khi bạn bắt đầu tìm kiếm thông tin trên Google.

Featured Snippet là gì?
Featured Snippet là gì?

Featured Snippet cũng có một tên khác trong giới SEO đó là vị trí top 0 trên Google, như tôi gọi ở đầu bài. Bởi vì bất cứ khi nào bạn tìm kiếm và thấy Featured Snippets, nó đều được đặt ở vị trí đầu tiên của trang tìm kiếm, nằm trên top 1.
Lấy ví dụ như bạn tìm kiếm từ khóa GSA là gì. Lúc này Google sẽ trả lời bạn bằng một “cái khung” ở vị trí đầu tiên; đứng trên tất cả các công cụ tìm kiếm khác.

Google thường lấy những nội dung này từ content ở những vị trí top đầu công cụ tìm kiếm. Featured Snippet giúp cung cấp thông tin cần thiết cho người dùng ngay lập tức để họ không cần phải bấm vào bài viết để coi và tìm kiếm.

Giờ thì chắc bạn đã hiểu khái niệm Snippet là gì rồi. Bạn đã từng nghe đến rich Snippets chưa? Liệu bạn có tò mò Featured Snippet và rich Snippets có mối liên quan nào hay không?

>>> Xem thêm: Web Scrape là gì? Những điều cần biết về Web Scrape

Tầm quan trọng của việc tối ưu Featured Snippet

Tối ưu featured mang lại nhiều lợi ích quan trọng không thể bỏ qua, cụ thể:

Tăng khả năng đứng Top trong công cụ tìm kiếm

Khi trang web của bạn xuất hiện trong Featured Snippet, nó có thể làm giảm số lượt click vào các kết quả tìm kiếm khác. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận người dùng và giảm cạnh tranh trong việc thu hút lưu lượng truy cập.

Featured Snippet cung cấp trực tiếp câu trả lời cho câu hỏi của người dùng mà không cần họ phải truy cập vào trang web của bạn. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của người dùng và tạo ra sự hài lòng khi họ nhận được thông tin một cách nhanh chóng và trực tiếp.

Tăng độ uy tín cho thương hiệu của bạn, cũng như độ hiển thị trên SERP

Khi trang web của bạn xuất hiện trong Featured Snippet, nó được coi là một nguồn thông tin đáng tin cậy và được Google kiểm chứng. Điều này giúp xây dựng thương hiệu của bạn và tăng độ tin cậy và uy tín trong mắt người dùng.

Tầm quan trọng của việc tối ưu Featured Snippet
Tầm quan trọng của việc tối ưu Featured Snippet

Bạn sẽ có nhiều traffic hơn trong website

Featured Snippet xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của Google, thu hút sự chú ý của người dùng và tăng khả năng click vào trang web của bạn. Khi trang web của bạn xuất hiện trong Featured Snippet, người dùng có xu hướng chọn nó hơn là các kết quả tìm kiếm khác.

Bên cạnh đó, khi trang web của bạn xuất hiện trong Featured Snippet, bài viết của bạn có thể vừa đứng top 0 vừa đứng top 1 đối với từ khóa chính

Không phát sinh chi phí khi xuất hiện tại vị trí Featured Snipped

Xuất hiện trong Featured Snippet không đòi hỏi bạn phải chi trả bất kỳ khoản phí nào cho Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Điều này khác biệt so với các hình thức quảng cáo trả tiền khác như Google Ads (Google AdWords) hay quảng cáo mạng xã hội. Việc xuất hiện trong Featured Snippet dựa vào chất lượng nội dung và tối ưu hóa đáp ứng nhu cầu người dùng một cách tốt nhất.

Các dạng Featured Snippet

Dạng văn bản

Snippet dạng văn bản được thiết kế với mục đích cung cấp cho người dùng về các thông tin mà họ tìm kiếm như định nghĩa, mô tả,… Những nội dung này có xu hướng ngắn gọn, súc tích, thường sẽ gói gọn trong 40 đến 60 từ. Nội dung này sẽ trả lời chính xác truy vấn của người tìm kiếm.

Dạng văn bản
Dạng văn bản

Dạng danh sách liệt kê

Ngoài Snippet dạng văn bản, còn có Snippet dạng danh sách liệt kê. Đối với dạng này, Snippet được chia thành 2 mục, bao gồm:

  • Danh sách theo thứ tự: Là các mục trong danh sách được trình bày theo một thứ tự cụ thể. Cách sắp xếp này nhằm đáp ứng các truy vấn các bước của người tìm kiếm. Google thường sử dụng loại danh sách này để sắp xếp cho một list xếp hạng theo thứ tự cụ thể.
  • Danh sách không theo thứ tự: Là cách trình bày không theo một trình tự cụ thể hay khuôn mẫu nào. Google thường dùng danh sách này để thực hiện việc liệt kê danh sách cơ bản và không có thông tin nào cần sắp xếp.
Dạng danh sách liệt kê
Dạng danh sách liệt kê

Dạng bảng

Snippet dạng bảng là loại được Google thực hiện việc lấy dữ liệu, thông tin từ một website bất kỳ nào đó. Sau đó, hiển thị các thông tin đó dưới dạng bảng. Snippet dạng này cho phép người tìm kiếm có thể dễ thấy được các số liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi.

Dạng bảng
Dạng bảng

Các bước tối ưu Featured Snippet

Tìm kiếm những từ có khả năng

Bạn phải hiểu rằng, không phải từ khóa nào trong Google cũng có thể tối ưu Feature Snippet được. Bình thường google sẽ xuất hiện Feature Snippet cho các trường hợp sau:

  • So Sánh
  • Định nghĩa
  • Cách làm

Và nhiều trường hợp khác. Do bản thân bạn không thể biết được google sẽ cho feature Snippet ở từ khóa nào thì cách tốt nhất đó là tìm kiếm những từ khóa hiện tại đang được google cho lên vị trí top 0. Sau đó tối ưu để bài viết mình được lên đó.

Có 2 cách, đó là:

  • Phân tích website đối thủ trong nước
  • Phân tích đối thủ ở thị trường toàn cầu (trang tiếng anh)

Khái niệm rất dễ hiểu, đó là coi xem đối thủ trong nước và global hiện tại đang có những từ khóa nào đang hiển thị Feature Snippet. Sau đó mình tối ưu nội dung website của mình sao cho vượt trội hơn; để có thể được google đưa lên vị trí top 0 đấy.

Cách làm:

  1. Liệt kê danh sách domain đối thủ
  2. Bỏ vô Ahrefs phân tích > Organic Keywords
  3. Chọn Features > Feature Snippet

Lúc này bạn sẽ ra được hàng loạt từ khóa đối thủ trong và ngoài nước đang đứng top 0, liệt kê chúng lại và sau đó nhóm những từ khóa đồng nghĩa vô một cụm để mình tối ưu theo từng cụm cho dễ.

Phân tích Feature Snippet của từ khóa

Bạn phân tích cái gì?

Phân tích số lượng chữ Features Snippet cho phép xuất hiện ở bên trên. Giả sử Feature Snippet của từ khóa A xuất hiện 52 chữ. Lúc này bạn nên bố cục content bạn sao cho đoạn giải thích đó giao động từ 50 – 60 chữ để khai báo google dễ dàng, dễ nhận biết và đưa content ấy lên.

Phân tích coi xem đó là dạng nào của Feature Snippet (bảng, văn bản hay liệt kê) để bố cục content phần đấy theo như những gì Feature Snippet xuất hiện.

Lúc này khi bạn có dữ liệu về Feautre Snippet của từ khóa, bạn sẽ tiến tới bước thứ 3.

Tối ưu các thẻ heading & đoạn văn của Feature Snippet

Đầu tiên là headings: Bạn sẽ muốn chọn thẻ headings của bạn là headings 2, 3 hoặc 4 (mình thường chọn 2 – tùy ngữ cảnh mà chọn, ở bước tiếp theo bạn sẽ biết mình chọn heading gì cho chính xác).

Thẻ heading nên được tối ưu theo từ khóa Feature Snippet để google dễ dàng nhận biết đoạn văn đấy của bạn đang nói về từ khóa ấy.

Vd: Bạn tối ưu từ khóa backlink là gì

Lúc này bạn sẽ muốn đặt thẻ heading chứa từ khóa cần được tối ưu (chính xác càng tốt).

Và sau đó đoạn content ở phần headings này sẽ làm rõ nghĩa toàn bộ chủ đề của heading ấy đề cập.

Vậy tối ưu ra sao?

Ở trên bạn đã biết Feature Snippet nó là dạng gì của từ khóa bạn cần SEO, nếu như nó hiển thị văn bảng thì bạn cần làm văn bảng giải thích cho cụm từ backlink là gì này. Tương tự với lại bảng và danh sách liệt kê.

Tiếp đến, bạn sẽ muốn làm tốt hơn so với đối thủ. Tốt hơn ở chỗ nào? Giả sử bạn thấy vị trí top 0 ấy tối ưu chưa được “đẹp mắt” hay chưa có quá nhiều thông tin cần thiết thì bạn tối ưu content của mình chỗ ấy sao cho tốt hơn đối thủ.

À, đừng quên chèn một số hình ảnh với thẻ Alt tối ưu từ khóa chính xác đi kèm nhé. Google rất yêu thích đấy (video càng tốt).

Cuối cùng, để tối ưu Featured Snippet, bạn cần thực hiện thêm 2 bước sau:

Tối ưu định dạng content

Tối ưu định dạng content ở đây là cách bạn lên sườn bài cũng như tối ưu các thẻ heading trong đó.

Bạn phải lên một khung sườn nói chuyên sâu về chủ đề mà bạn đang tối ưu từ khóa Featured Snippet ấy. Nhớ một điều rằng, hãy làm một content chuyên sâu và hay hơn đối thủ nhé.

Chủ đề của bạn phải đi từ bao quát tới chi tiết từng khía cạnh của vấn đề.

Các thẻ headings của bạn, tương tự, cũng được tối ưu theo sườn bài viết. Thẻ heading 2 bao gồm các ý chính/chủ đề con được nói trong bài để làm rõ toàn bộ nội dung bài viết. Thẻ headings 3 là các chủ đề/bước con cụ thể của chủ đề thẻ headings 2 đề cập. Tương tự, nội dung trong thẻ headings 4 phải làm rõ nghĩa của thẻ heading 3.

Submit Google bài viết của bạn

Digizone khuyên bạn nên dùng google webmaster tools (search console) để kêu google bot vô crawl lại nội dung bài viết bạn.

Điều này giúp cho google có thể cập nhập lại nội dung bài viết bạn một cách tức thì dẫn tới việc nội dung của bạn có thể thậm chí lên Featured Snippet khi google bot vô crawl lại.

Một số lưu ý khi tối ưu Featured Snippet

Khi tối ưu Featured Snippet bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau để bài viết được hiệu quả hơn:

  • Nên SEO cả bài viết của bạn, vì vị trí bài viết càng cao thì càng dễ lọt vào vị trí Featured Snippet hơn.
  • Ngay cả khi bài viết đã lên top 0 thì bạn vẫn nên theo dõi nó vì có thể đối thủ cạnh tranh tối ưu content tốt hơn, lúc này bạn cần tối ưu nội dung bài viết tốt hơn đối thủ.
  • Ngoài ra, nên biết rõ đối thủ bạn là ai, phân tích để hiểu rõ về đối thủ.
  • Lưu ý đến các yếu tố khác của bài viết như social signals, backlink, tương tác của người dùng với bài viết.
  • Mặc dù bạn đã tối ưu nó nhưng Google vẫn cần thời gian để đưa bài viết của bạn lên top.

>>> Xem thêm: Opt-in là gì? Khám phá vai trò của Opt-in trong Marketing

Kết luận

Theo dõi Digizone để cập nhật những tin tức hữu ích khác!


Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam