GDN là gì? Cách thức hoạt động và triển khai GDN như thế nào? Cùng Digizone tìm hiểu nhé!
GDN là gì?
GDN (Google Display Network) là một hệ thống mạng lưới các trang web khổng lồ trên internet. GDN là đối tác của Google, cho phép các nhà quảng cáo thông qua Google để đặt quảng cáo banner về sản phẩm, dịch vụ của mình lên các website đó.
Google Adwords (Google Ads) có hai hệ thống quảng cáo khác nhau là search và display. Bạn cần phân biệt giữa Google Search Network và Display Network.
Google Search Network là dạng quảng cáo trả phí trực tuyến phổ biến nhất, đặt Ads ở vị trí “đắc địa” của Google. Người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy bạn khi họ tìm kiếm từ khóa. Trang quảng cáo của bạn sẽ hiển thị dưới kết quả tìm kiếm organic. Đồng thời có thêm ít nội dung CTA so với kết quả tìm kiếm organic thông thường khác.
Tuy nhiên, Google Display Network (GDN) thì thụ động hơn. GDN chèn Ads vào những website được tuyển chọn kỹ lưỡng. Người dùng có thể thấy khi mua sắm, truy cập hay đọc tin tức. Google Ads dạng này nghiêng về hình ảnh, banner, media và một số câu từ lôi cuốn thu hút.
Nên nhớ 90% thông tin được não bộ xử lý là hình ảnh. Vậy nên chạy Ads theo cách này có thể khiến khách hàng nhớ lâu hơn và dễ gây chú ý hơn.
Cách thức hoạt động của GDN
1. Quảng cáo theo ngữ cảnh (Contextual Targeting – Keywords Targeting):
Tiếp cận khách hàng bằng các từ khóa và theo chủ đề cụ thể: Hệ thống của Google sẽ phân tích nội dung của từng trang web một và nó sẽ xác định ra chủ đề trung tâm.
Sau đó google sẽ tự động chọn lọc và đặt quảng cáo của bạn trên các trang website mà có nội dung phù hợp nhất với mẫu quảng cáo của bạn thông qua từ khóa, chủ đề, quốc gia, ngôn ngữ mà bạn chọn.
2. Chọn chính xác website đặt quảng cáo (Placement Targeting)
Quảng cáo mạng hiển thị google giúp bạn đặt chính xác các thông điệp trên các website mà bạn cho nó là phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ của bạn bằng cách bạn lựa chọn bất kỳ các web nào thuộc hệ thống Google Display Network để đặt quảng cáo.
Google sắp xếp tất cả các trang website trong hệ thống và phân loại theo từng danh mục như: Tài chính, du lịch, nấu ăn, kinh tế, kinh doanh, giải trí…, bạn có thể chọn lựa danh mục nào mình muốn đặt quảng cáo google lên đó.
3. Tự động bám theo khách hàng đã từng truy cập vào website của bạn
Bằng việc bạn sử dụng chiến dịch tiếp thị lại cho quảng cáo, hoặc thêm danh mục sở thích. Khi đó khách hàng sẽ nhìn thấy những thông điệp quảng cáo của bạn khi khách hàng truy cập vào những website thành viên trong Mạng hiển thị của Google.
Ưu, nhược điểm của GDN
1. Ưu điểm của GDN
Tiếp cận nhiều người dùng
Lợi thế rõ ràng nhất của GDN là độ bao phủ rộng. Với hơn 2 triệu website đăng ký GDN, ads của bạn sẽ có cơ hội xuất hiện & click vào nhiều hơn.
Trong khi dùng Google Ads thông thường, Ads chỉ hiển thị khi người dùng truy cập vào Google và gõ tìm từ khóa nào đó. Nếu bạn dùng GDN thì người dùng sẽ thấy Ads của bạn kể cả khi họ không tìm kiếm bằng Google. Đây là lợi thế cực kỳ lớn vì sẽ có nhiều người nhìn thấy Ads của bạn hơn.
Giảm bớt chi phí CPC
So với Google search thì CPC trên Google Display Network thường rẻ hơn. Nghĩa là bạn vẫn nhắm vào khách hàng tiềm năng mà không phải tốn số tiền khổng lồ. GDN là lựa chọn thay thế tuyệt vời dành cho những bạn muốn tiết kiệm ngân sách.
Nhiều mức giá để chọn lựa
PPC (Pay-per-click) là cách trả phí quen thuộc nhất khi advertiser phải trả phí cho mỗi lượt click. Nhưng với Google Display Network thì bạn có thể đổi qua CPM (cost per mile). CPM có thể sẽ có lợi hơn cho nhà quảng cáo vì chi phí này dựa trên mỗi lần 1000 view thay vì mỗi lần click. Đây là cách tối ưu để tiết kiệm chi phí và tăng ROI bằng ads hiệu quả.
Ads hình ảnh
Không như ads search thông thường toàn là chữ, với GDN bạn có thể dùng hình ảnh mang tính tương tác cao. Không chỉ vậy, bạn còn có thể chọn ảnh động để ads hiệu quả hơn. Khi đặt ở đúng website, ad hình ảnh sẽ giúp tăng đáng kể CTR và conversion cao hơn so với các ads có dạng chữ đơn thuần.
Remarketing Ads
Một trong những tính năng mạnh nhất của GDN là quảng cáo bám đuôi hay còn gọi là Remarketing Ads.
2. Nhược điểm của GDN
Không thể kiểm soát hiển thị Ads
Bất lợi đầu tiên là bạn không thể kiểm soát website nào sẽ hiển thị Ads của bạn.
Google luôn nỗ lực đặt ads ở những website liên quan nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Đôi lúc ads của bạn sẽ hiển thị trên website xấu.
Mặc dù có thể ngăn chặn website nào sẽ đăng quảng cáo nhưng bạn phải tự add thủ công trong phần cài đặt chiến dịch.
Điều này có nghĩa là bạn phải tự kiểm tra 2 triệu website để ads không xuất hiện trên những website độc hại, khiến không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu mà còn đem về nguồn traffic kém chất lượng.
Ads không liên quan đến website
Do không thể kiểm soát website đăng quảng cáo nên bạn sẽ gặp phải vấn đề khác là sự liên quan.
Google cũng không ngừng đánh giá nội dung của website để hiển thị ads phù hợp với nội dung đó. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào cũng được vậy!
Tương tự thì cách duy nhất là bạn tự ngồi lọc và loại bỏ những trang web không liên quan trong cài đặt chiến dịch. Còn không thì cách tốt nhất là mua banner từ chính website mà bạn muốn.
Bạn không thể điều chỉnh hành vi của khách hàng
Một vấn đề khác của GDN là bạn khó mà nhắm vào đối tượng khách hàng cụ thể.
Cách thiết lập chiến dịch Google Display Network
Bắt đầu chiến dịch
Để có thể tạo chiến dịch quảng cáo GDN, trước hết bạn cần có tài khoản Google Ads. Đảm bảo rằng có sẵn tên doanh nghiệp và các thông tin chung khác về doanh nghiệp để tạo được tài khoản Google Ads.
Nếu đã có tài khoản Ads Google, đăng nhập tại: http://ads.google.com/. Tại trang Tổng quan của Google Ads, bạn cần nhấp vào nút “+ Chiến dịch mới” để khởi chạy quá trình thiết lập chiến dịch.
Thiết lập mục tiêu
Để bắt đầu một chiến dịch mới, Google sẽ hỏi “Mục tiêu quảng cáo của bạn là gì?”. Lưu ý rằng bạn nên chọn mục tiêu chính mà bạn muốn đạt được cho doanh nghiệp của mình. Có các tùy chọn khác nhau như sau:
- Doanh số: đây là mục tiêu thúc đẩy bán hàng, gia tăng doanh số
- Khách hàng tiềm năng: nhận được khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi cao bằng cách khuyến khích khách hàng hành động
- Lưu lượng truy cập trang web: tăng lưu lượng truy cập từ đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Sự cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm: khuyến khích người dùng khám phá các sản phẩm/dịch vụ của bạn
- Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận: tiếp cận nhiều đối tượng hơn và xây dựng nhận thức thương hiệu
- Quảng bá ứng dụng: tăng số lượt cài đặt và tương tác với ứng dụng của bạn.
Đối với mỗi mục tiêu, Google sẽ đề xuất một số tùy chọn các loại chiến dịch. Ví dụ bạn chọn mục tiêu của chiến dịch là tăng lưu lượng truy cập trang web, Google đề xuất ngay bên dưới là 5 loại chiến dịch khác nhau: Tìm kiếm, Hiển thị, Mua sắm, Video, Khám phá.
Loại chiến dịch xác định nơi khách hàng sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn cũng như cài đặt và tùy chọn có sẵn cho bạn. Đối với quảng cáo GDN, tất nhiên loại chiến dịch được chọn sẽ là “Hiển thị”. Tiếp theo sau đây là các bước thiết lập chiến dịch quảng cáo Google Display Network.
Chọn loại chiến dịch phụ
Loại chiến dịch phụ cần cân nhắc cẩn thận trước khi lựa chọn bởi nó không thể thay đổi lựa chọn này sau đó. Có 3 lựa chọn cho bạn:
- Chiến dịch hiển thị chuẩn: Đây là tùy chọn được đề xuất nhiều nhất, đặc biệt là đối với các tài khoản mới không có quyền truy cập vào Chiến dịch hiển thị thông minh. Nó cung cấp cho nhà quảng cáo toàn quyền kiểm soát chiến dịch.
- Chiến dịch hiển thị thông minh: Với Chiến dịch hiển thị thông minh, nhiều tùy chọn tối ưu hóa, đặt giá thầu và nhắm mục tiêu được xử lý tự động. Mặc dù điều này hạn chế sự kiểm soát của bạn, nhưng nó sẽ tiết kiệm thời gian.
- Chiến dịch Gmail: nếu thấy được tiềm năng quảng cáo thông qua Gmail của khách hàng thì đây là lựa chọn tương đối tốt.
Nhập các thông tin cho chiến dịch
- Tên chiến dịch: đặt tên cho chiến dịch được cho là không quá quan trọng nhưng cũng lưu ý đừng đặt những cái tên quá chung chung như “Hiển thị” hay “Nhận thức”. Thay vào đó là cái tên cụ thể, rõ ràng như “Chiến dịch tăng khả năng hiển thị – Laptop” . Điều này giúp tài khoản của bạn được sắp xếp có tổ chức hơn, đặc biệt khi có càng nhiều chiến dịch trong tương lai.
- Địa điểm: bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện tại đâu? Mặc định, Google sẽ đặt phạm vi tiếp cận của các chiến dịch đến toàn bộ lãnh thổ quốc gia của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể tùy chỉnh để quảng cáo chỉ phân phối đến một hoặc nhiều khu vực cụ thể.
- Ngôn ngữ: tương tự như địa điểm, bạn cũng có thể nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ. Google xác định ngôn ngữ của người dùng dựa trên cài đặt của họ cũng như ngôn ngữ trang web mà họ đang truy cập.
- Đặt giá thầu: các lựa chọn đặt giá thầu có tác động đáng kể đến các chiến dịch của bạn. Google thậm chí sẽ đề xuất chiến lược đặt giá thầu dựa trên mục tiêu chiến dịch của bạn nhưng bạn cũng có thể tùy chỉnh mục tiêu đặt giá thầu
- Ngân sách: đặt ngân sách trung bình hằng ngày cho chiến dịch. Ưu điểm ở đây là bạn luôn có thể sửa đổi ngân sách quảng cáo hàng ngay hoặc hàng tháng của mình.
- Các tùy chọn bổ sung khác: ngày bắt đầu – kết thúc chiến dịch, lịch quảng cáo, chọn các thiết bị, …
Cấu trúc và đặt tên cho các nhóm quảng cáo
Bước tiếp theo, cần tạo các nhóm quảng cáo cho chiến dịch. Để nhắm mục tiêu chính xác hơn, hãy tách chiến dịch thành từng nhóm quảng cáo nhỏ xoay quanh một chủ đề hoặc thông điệp cụ thể. Nhóm quảng cáo giúp bạn tạo nhiều thông điệp quảng cáo hơn cho mỗi chiến dịch và giữ cho nội dung của những thông điệp đó phù hợp và đúng chủ đề.
Tên nhóm quảng cáo cũng tương tự như tên chiến dịch, đặt tên cho nhóm quảng cáo bằng cái tên cụ thể để thể hiện mục đích hoặc chủ đề. Nhờ vậy có thể phân biệt các nhóm quảng cáo với nhau và giữ cho cấu trúc chiến dịch có tổ chức.
Thiết lập nhắm mục tiêu
Nhắm mục tiêu là một phần không thể thiếu của quảng cáo trực tuyến thành công. Việc nhắm mục tiêu không chỉ giúp bạn tìm thấy đúng đối tượng mà còn ở đúng thời điểm và địa điểm, điều này làm cho thông điệp quảng cáo của bạn thành công hơn nữa.
Nhắm mục tiêu theo đối tượng
Google sẽ đề xuất bạn tự động hóa việc nhắm mục tiêu vì điều này sẽ đưa đúng đối tượng đến với thông điệp của bạn mà không tốn nhiều công sức hay phiền phức. Bạn cũng có thể tùy chỉnh thông qua nhiều tùy chọn bằng cách nhắm mục tiêu thủ công.
Cuối cùng, Google sẽ hỏi thông tin nhân khẩu học cụ thể của đối tượng của bạn (giới tính, độ tuổi, tình trạng con cái, thu nhập hộ gia đình).
Nhắm mục tiêu theo nội dung
Google Display Network cho phép bạn nhắm mục tiêu dựa trên nội dung từ các trang web đối tác của Google. Thay vì suy nghĩ về việc ai sẽ xem quảng cáo của bạn, chiến thuật này tập trung vào nơi quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện và cách nó kết hợp với các thông điệp, nội dung của bạn để tiếp cận người dùng. Thu hẹp phạm vi tiếp cận của bạn với Từ khóa, Chủ đề hoặc Vị trí đặt quảng cáo.
Với nhắm mục tiêu theo nội dung, bạn nhập các từ khóa giúp liên quan đến doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó, Google sẽ tìm kiếm các trang web sử dụng các từ khóa tương tự.
Tạo quảng cáo của bạn trên Google Display Network
Với tất cả các tùy chọn chiến dịch cùng cài đặt được tối ưu hóa và nhắm mục tiêu, giờ đã đến lúc tạo quảng cáo đầu tiên của bạn với GDN.
Đối với quảng cáo hiển thị (display ads) cần bắt buộc có những thành phần tạo nên nền tảng cho các thông điệp quảng cáo. Đó là:
- Hình ảnh: bạn có thể đính kèm ít nhất 2 hình ảnh chia sẻ thông tin chi tiết về công ty của bạn hoặc các sản phẩm / dịch vụ mà bạn đang quảng cáo.
- Video: Một số định dạng quảng cáo GDN cho phép các nhà tiếp thị quảng cáo nội dung video vào quảng cáo của họ.
- Tiêu đề: với tối đa 30 ký tự, bạn không có quá nhiều chỗ trống. Vì vậy hãy sử dụng không gian này một cách thông minh! Có thể thêm tối đa 5 dòng tiêu đề.
- Dòng tiêu đề dài: có thể lên đến 90 ký tự và bổ sung thêm thông tin chi tiết về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ đang được quảng cáo. Chỉ có tối đa 1 dòng tiêu đề dài.
- Mô tả: mô tả thêm vào các thông tin và mời mọi người thực hiện hành động. Nó có thể chứa tối đa 90 ký tự và xuất hiện sau tiêu đề.
- Tên doanh nghiệp: nhập tên doanh nghiệp hoặc thương hiệu của bạn
Sau khi nhập đầy đủ các thông tin về quảng cáo, cuối cùng là xác nhận chiến dịch của bạn
Vậy đã bạn đã hoàn thành việc tạo chiến dịch đầu tiên của mình trên Google Display Network. Chiến dịch của bạn đã được thiết lập và quảng cáo hiển thị của bạn sẽ sớm xuất hiện trên màn hình của đối tượng mục tiêu.
Kết luận
Trên đây là những khái niệm về GDN và tổng quan trong quá trình sử dụng Google Display Network. Theo dõi Digizone để cập nhật những tin tức hữu ích khác!
Digizone Việt Nam
- Mã số thuế: 0316774225
- Trụ sở chính: 50/17 Trường Sơn, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Cơ sở đào tạo: Số 5 Cửu Long, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 9149 928