ROI (Return on Investment) là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư, một thuật ngữ khá phổ biến trong Marketing. Chỉ số ROI sẽ giúp bạn biết được những khoản chi phí bạn bỏ ra đã đóng góp bao nhiêu doanh số cho doanh nghiệp mình. Cùng Digizone tìm hiểu các cách khai thác dữ liệu và tận dụng mạng xã hội để tăng ROI qua những chia sẻ dưới đây.
Dữ liệu mạng xã hội là gì?
Những phương tiện truyền thông và mạng xã mang những dữ liệu bao gồm: các chỉ số khác nhau về sở thích, mức độ tương tác, hành vi người dùng trên các nền tảng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông khác.
Nói đơn giản hơn, đó chính là những thông tin được tổng hợp từ các tài khoản mạng xã hội của hàng triệu, hàng tỷ người dùng khác nhau. Điều này sẽ cho phép bạn hiểu cách “khán giả” xem, chia sẻ, tương tác với những nội dung của bạn.
Dữ liệu từ những nền tảng mạng xã hội trực quan nhất thường có thể gặp ở dạng số liệu. Các chỉ số này có những điểm khác nhau dựa trên những nền tảng khác nhau, chúng thường bao gồm những thông số liên quan đến:
-
Thích/không thích.
-
Bình luận.
-
Chia sẻ.
-
Người theo dõi.
-
Đề cập.
-
Số lần hiển thị.
-
Lượt xem video.
-
Lượt nhấp chuột.
-
Sử dụng thẻ hashtag.
-
Phân tích và từ khóa được sử dụng.
-
Lượt truy cập mới từ Trang.
Một số chỉ số khác ta có thể xem xét, nhưng những tiêu chí trên đây. Là những tiêu chí mang những chỉ số dữ liệu quan trọng, mang tính cốt lõi. Ảnh hưởng đến chiến lược marketing của nhãn hàng, doanh nghiệp.
Việc chuẩn bị nhiều dữ liệu là tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào những con số đó cũng hữu ích. Đây chính là sự khác biệt giữa dữ liệu, chỉ số truyền thông có ý nghĩa. So với các chỉ số “phù phiếm” khác.
Các chỉ số “phù phiếm” là các chỉ số nhìn bề ngoài trông ấn tượng những thực chất không cung cấp thông tin hay giá trị nào để có thể đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch marketing, quảng bá.
Một ví dụ, lượng người theo dõi tài khoản của bạn trên Facebook hay Twitter có xu hướng tăng. Nhưng điều này không có ích nếu không thấy sự gia tăng trong các tương tác “bình luận”,”lượt tiếp cận”.
Xác định KPIs chính trên tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội của bạn
Đối với những người làm digital marketing có kinh nghiệm, điều này không cần phải bàn.
Bạn phải tìm ra các chỉ số hiệu suất cốt lõi (core performance) được chia sẻ trên tất cả các tài khoản mạng xã hội đang hoạt động của mình.
Điều này sẽ cho phép bạn so sánh hiệu suất của các chiến dịch marketing của mình giữa các nền tảng này.
Ví dụ: nếu bạn phân tích giữa Twitter và Instagram, bạn có thể dễ dàng phân biệt được nền tảng nào mà các bài đăng của bạn có hiệu quả tốt nhất về ‘lượt thích’ của người dùng.
Snapchat lại không có tính năng “thích” theo cách tương tự, vì vậy nó sẽ không nằm trong danh mục KPIs phổ biến cụ thể là ‘lượt thích’ này.
Thu thập dữ liệu và các chỉ số đặc biệt trên từng nền tảng
Trái ngược hoàn toàn với quan điểm trước đây, các chỉ số cụ thể trên nền tảng là những chỉ số chỉ tồn tại trên một nền tảng truyền thông nhất định.
Điều này có thể là do sự khác biệt về các tính năng, bố cục và các hành động có sẵn của người dùng.
Ví dụ: Hành động trên trang (Actions on Page) là một ví dụ về các chỉ số dành riêng cho Facebook Analytics vì nó cho thấy nơi người dùng đang nhấp vào trang của bạn, bao gồm cả số lần nhấp vào website, số điện thoại và cả nút kêu gọi hành động (CTA).
Các chỉ số thông thường nên được sử dụng cùng với các chỉ số dành riêng cho từng nền tảng để từ đó bạn có cái nhìn tổng thể hơn về hiệu suất tiếp thị nội dung (content marketing) của mình.
MẸO: Để làm cho các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn thành công hơn, bạn nên sử dụng dữ liệu để phân khúc dữ liệu (khách hàng) và làm cho quá trình giao tiếp với khách hàng của bạn được cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của họ, điều này sẽ dẫn đến việc cải thiện kênh bán hàng và ROI marketing của bạn cao hơn.
>>> Xem Thêm: Mẹo tối ưu Landing Page đơn giản đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao
Chúng ta đều biết, một trang Landing Page (hay trang đích) được tạo ra chỉ…
Sử dụng Google và Adobe Analytics để bổ sung cho quá trình phân tích dữ liệu của bạn
Ngoài các công cụ vốn có trên các nền tảng mạng xã hội, Google Analytics là một công cụ rất hữu ích khi nói đến việc đối chiếu dữ liệu.
Là một công cụ nâng cao, bạn có thể tận dụng sức mạnh của nó để tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, doanh số bán sản phẩm, thời lượng truy cập website, tải xuống tài nguyên và hơn thế nữa.
Bạn có thể kết nối các trang mạng xã hội của mình với nhau để có được những thông tin chi tiết giúp bạn tìm ra nền tảng nào đang mang về cho bạn nhiều khách hàng tiềm năng và doanh thu nhất.
Và một khi bạn được trang bị dữ liệu đó, bạn có thể tối ưu hay đưa ra những hành động phù hợp hơn để tăng hiệu suất của mình.
Adobe Analytics cũng là một công cụ hữu ích cho những người muốn có được báo cáo chuyên sâu hơn. Nó không chỉ theo dõi những số liệu mà Google Analytics có sẵn mà còn có thêm nhiều số liệu nâng cao hơn, điều mà Google Analytics chưa làm được.
Adobe Analytics cũng tính các chuyển đổi (conversions) theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi của bạn phụ thuộc vào việc người dùng hoặc khách truy cập bấm xem video trên website của bạn và bạn có một người dùng truy cập xem 3 video trong một lượt truy cập trang.
Khi này, Google Analytics sẽ tính nó chỉ là 01 chuyển đổi, nhưng Adobe Analytics sẽ tính nó là 03. Đối với Adobe, điều quan trọng không chỉ là ‘hành động’, mà là số lần người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên trang của bạn.
>>> Xem Thêm: Backlink là gì? Hướng dẫn cách tạo Backlink cho Website hiệu quả
Sử dụng dữ liệu để phân khúc đối tượng của bạn
Đến lúc này, bạn đã nên có ý tưởng về cách thu thập những dữ liệu quan trọng từ nhiều tài khoản mạng xã hội của mình và thậm chí là kiểm tra cả chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét một cách quan trọng để sử dụng dữ liệu đó: phân khúc đối tượng.
Như đã phân tích ở trên, những thông tin chi tiết bạn có được bằng cách sử dụng dữ liệu sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về nhân khẩu học, sở thích và danh tính của đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
Bạn có thể tách biệt những thông tin như giới tính, độ tuổi, vị trí, nghề nghiệp, xu hướng chính trị và tình trạng kinh tế, đồng thời sử dụng các điểm dữ liệu này để tạo những nội dung hoặc quảng cáo phù hợp với từng phân khúc.
Việc phân tích đối tượng cho phép bạn xác định chính xác những gì thu hút từng phân khúc đối tượng của bạn và từ đó bạn tạo ra những nội dung thu hút trực tiếp đến họ.
Tận dụng thông tin chi tiết về hành vi để phân phối nội dung hấp dẫn hơn
Người dùng nữ của bạn có thích bình luận về những nội dung mang tính trực quan như infographics hoặc hình ảnh minh họa không?
Những người trẻ tuổi có thường dành thời gian để xem hết các video có thương hiệu của bạn không? Phụ đề của bạn có thúc đẩy tương tác không? Đây là một số câu hỏi được trả lời bằng thông tin chi tiết về hành vi dựa trên dữ liệu.
Các chỉ số như lượt truy cập trang, thời lượng xem video trung bình, số lần hiển thị, lượt thích tự nhiên và tổng phạm vi tiếp cận là rất quan trọng để tinh chỉnh chất lượng nội dung của bạn theo từng bài đăng.
Bằng cách hiểu cách người dùng tương tác với nội dung của bạn, bạn có thể xác định bất kỳ thiếu sót nào để cải thiện nó.
Ví dụ: nếu bài đăng hình ảnh trên Instagram của bạn có chú thích dài và chi tiết có mức độ tương tác thấp hơn bài đăng có chú thích ngắn gọn, thì điều đó có thể báo hiệu rằng đối tượng mục tiêu của bạn thích ngắn gọn và linh hoạt hơn là ‘những thứ dài lê thê’.
Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để phục vụ cho chiến lược nội dung nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của mình.
Có rất nhiều công cụ SEO trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để xây dựng bộ từ khoá phù hợp với sở thích nội dung của đối tượng của bạn.
>>> Xem Thêm: Có nên sử dụng link Dofollow và Nofollow?
Kết luận
Theo dõi Digizone để cập nhât những tin tức hữu ích!
Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam
- Cơ sở đào tạo: Số 5 Cửu Long, P.2, Q.Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Trụ sở chính: 09 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 093 9149 928