Google Ads là một kênh quảng cáo có thể tạo ra doanh thu và mang lại nhiều khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nếu hiểu về công cụ này thì chắc chắn nó sẽ rất hữu ích cho các nhà quảng cáo và các nhà tiếp thị.
Trong thời đại công nghệ bùng nổ, Google Ads được biết như công cụ quảng cáo được ưa chuộng nhất. Nó mở ra cơ hội tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp khi hoạt động trên Internet. Quảng cáo trên Google, hay còn gọi là Google Ads giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh nhất, mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu Google Ads trong bài viết này nhé!
Định nghĩa về Google Ads
Google Ads là một kênh quảng cáo mà các nhà quảng cáo phải trả phí cho Google khi sử dụng. Đối với Google Ads thì bạn có thể tạo nhiều chiến dịch với nhiều hình thức quảng cáo hoàn toàn khác nhau với mục đích cuối cùng là mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Google Ads được xem như là kênh quảng cáo mang lại hiệu quả cao với chi phí bỏ ra được tối ưu.
Tên cũ của Google Ads là Google Adwords nhưng cái tên này được Google chính thức bỏ đi vào giữa 2018 để phù hợp hơn với mô hình phát triển, các chiến lược và có được sự đồng nhất từ các sản phẩm từ Google. Google Ads cũng đã thể hiện mạnh mẽ vai trò của mình trong việc tìm kiếm khách hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh và các cá nhân trong nhiều năm qua.
Hình thức quảng cáo của Google Ads
Hình thức quảng cáo của Google Ads có đa dạng rất nhiều hình thức như là:
Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
Hình thức quảng cáo này tiếp cận đến những người dùng trên Internet tìm kiếm từ khóa ở thanh công cụ Google. Khi đó mẫu quảng cáo mà bạn đã thiết lập trước đó sẽ hiển thị và xuất hiện ngay lập tức đến người dùng khi họ tìm kiếm 1 từ khóa nào đó. Google sẽ ưu tiên lên tới 4 vị trí hiển thị quảng cáo ở trang đầu tiên. Mạng tìm kiếm của Google sẽ là những trang web có liên quan đến tìm kiếm, tại đó mẫu quảng cáo của bạn có thể hiển thị. Nó bao gồm các loại như là tìm kiếm của Google, Google Groups, Google Maps, Google Images và Google mua sắm,…
Quảng cáo hiển thị (Google Display Network)
Quảng cáo hiển thị là loại hình thức quảng cáo giúp cho các doanh nghiệp hay tổ chức tăng độ nhận diện thương hiệu, đồng thời nó sẽ bám đuôi khách hàng thông qua các banner hiển thị trên các website rất hiệu quả nằm trong mạng lưới đối tác của Google. Khi thực hiện quảng cáo hiển thị, bạn có thể tiếp cận một số lượng lớn khách hàng có sở thích rất rộng. Khi sử dụng loại quảng cáo này nên chọn lọc trang website để xuất hiện và từ đó thu hút người dùng trên Internet bằng các định dạng quảng cáo như định dạng hình ảnh, văn bản hoặc video và cũng có thể là đa phương tiện.
Quảng cáo Video Youtube (Youtube Video Ads)
Quảng cáo video trên Youtube là hình thức quảng cáo của Google Ads, nó bao gồm những đoạn quảng cáo khá ngắn tầm khoảng dưới 3 phút và sẽ được xuất hiện trước khi người dùng xem Video trên Youtube hoặc là trong quá trình xem thì mẫu quảng cáo sẽ hiển thị lên. Tùy theo mẫu quảng cáo Video mà nhà quảng cáo thiết lập mà người dùng trên Internet phải xem hết video hoặc là lựa chọn bỏ qua mẫu quảng cáo.
Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)
Quảng cáo google mua sắm là một hình thức của Google Ads, hình thức này cho phép người dùng trên Internet tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó rồi so sánh và mua sắm trên các nhà bán lẻ khác nhau. Google Mua sắm sẽ được hiển thị dưới dạng hình ảnh thu nhỏ và xuất hiện ngay đầu tiên sau khi khách hàng tìm kiếm, Google Shopping Ads cũng đồng thời hiển thị chi tiết giá bán lẻ của từng sản phẩm.
Quảng cáo Gmail
Quảng cáo Gmail là hình thức quảng cáo cuối cùng của Google Ads, đâu cũng là loại quảng cáo trả tiền để email xuất hiện tại những vị trí phía trên trong Tab hộp thư đến của người dùng sử dụng Gmail. Quảng cáo Gmail không chỉ có văn bản mà còn mở rộng bao gồm các biểu mẫu nhúng, hình ảnh hoặc video.
Cách tính phí quảng cáo Google Ads
Google Ads có 3 hình thức tính phí quảng cáo như sau:
- CPC (Cost Per Click): đây là cách tính phí trên mỗi lượt nhấp chuột vào các mẫu quảng cáo. Khi mẫu quảng cáo hiện thị trên mạng tìm kiếm hoặc các trang websites mà là đối tác của Google, nếu người dùng trên Internet nhấp chuột vào mẫu quảng cáo của bạn thì bạn phải trả một số lượng tiền nhất định cho Google Ads.
- CPM (Cost Per 1000 impressions): đây là cách tính phí quảng cáo trên mỗi 1000 lượt hiển thị của mẫu quảng cáo.
- CPA (Cost Per Action): đây là hình thức mà nhà quảng cáo phải trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên trang website của bạn sau khi họ nhấp vào quảng cáo, hay có sự chuyển đổi xảy ra.
Xem thêm: 7 cách quảng cáo Google nổi bật hơn đối thủ
Như vậy, Digizone Việt Nam đã đi qua bức tranh tổng quan về Google Ads, một kênh quảng cáo đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp. Hy vọng Digizone đã giúp bạn đã hiểu rõ những kiến thức về Google Ads. Để tìm hiểu thêm, hãy theo dõi website của Digizone nhé!