Value Proposition là gì?

Value Proposition là gì? Cách tạo Value Proposition chất lượng

Trong lĩnh vực kinh doanh, Value Proposition (Tuyên bố giá trị) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Value Proposition là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của Value Proposition và cách xây dựng một Value Proposition hấp dẫn để tạo sự khác biệt và thành công trong thị trường cạnh tranh. Mời bạn đọc cùng theo dõi với Digizone!

Value Proposition là gì?

Value Proposition hay còn gọi là tuyên bố giá trị, chính là những lời hứa và cam kết về lợi ích kinh doanh, lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra. Dựa vào đó người dùng có thể đặt niềm tin và chọn mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp theo từng phân khúc thị trường khác nhau.

Value Proposition là gì?
Value Proposition là gì?

Tuyên bố này được đưa ra để giúp các doanh nghiệp giải thích, tóm tắt lý do tại sao người dùng cần phải mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do để khách hàng đặt niềm tin và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp này, chứ không phải là sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khác.

>>> Xem thêm: AMP là gì? Cách cài đặt AMP cho WordPress

Vai trò của Value Proposition đối với doanh nghiệp

Trong bất kỳ một chiến dịch thương mại nào thì Value Proposition được xem là yếu tố thiết yếu và không thể nào thiếu được bởi tầm quan trọng của nó.

  • Value Proposition không chỉ là một lời hứa đơn thuần trên biển quảng cáo mà nó còn là một lời cam kết khẳng định được những giá trị mà khách hàng sẽ nhận được từ sản phẩm để từ đó, củng cố thêm niềm tin cho họ về thương hiệu.
  • Một Value Proposition tốt sẽ cung cấp đến cho khách hàng những lý do thuyết phục họ nên mua sản phẩm của doanh nghiệp như công dụng, giá trị, điểm độc đáo, khác biệt so với đối thủ để nâng cao được giá trị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Nếu không có Value Proposition, nhân viên sẽ không tự tin về lời cam kết, thuyết phục khách hàng và sẽ khiến cho họ không tin tưởng để mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
  • Thông qua Value Proposition, khách hàng có thể dự đoán được những giá trị, lợi ích của sản phẩm trước khi đưa ra quyết định sử dụng nó.
Vai trò của Value Proposition đối với doanh nghiệp
Vai trò của Value Proposition đối với doanh nghiệp

Tiêu chí quan trọng khi xây dựng Value Proposition

Một Value Proposition tốt và chất lượng chinh phục được trái tim của mọi khách hàng phải đảm bảo được các tiêu chí sau đây:

  • Tập trung giải quyết vấn đề: Value proposition phải được triển khai phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp cải thiện được cuộc sống và phải giải quyết được tất cả những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
  • Ngắn gọn, dễ hiểu: Thông thường bên dưới các Value proposition sẽ có các nội dung ngắn nhằm giải thích rõ giá trị định mà Value Proposition cung cấp cho khách hàng. Câu văn phải rõ ràng, mạch lạc, và dễ hiểu. Value Proposition càng ngắn và nổi bật sẽ càng làm cho khách hàng nhớ đến lâu hơn.
  • Độc quyền và thuyết phục: Đưa ra các Value proposition có thuyết phục cao, giải thích được lý do tại sao khách hàng cần phải mua các sản phẩm, dịch vụ này. Nêu bật được các đặc điểm khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp hơn hẳn so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. Lý do tại sao các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp lại tốt hơn, hữu ích hơn của các đối thủ cạnh tranh.
  • Trực quan: Value Proposition phải mang tính trực quan để khách hàng có thể vừa đọc lên là sẽ hiểu được giá trị và lợi ích mà doanh nghiệp muốn truyền tải, mà không cần phải thêm bất kỳ một thông điệp hay lời giải thích khác.

Cách tạo Value Proposition chất lượng

Xác định vấn đề cũng như nhu cầu mà khách hàng tìm kiếm

Dựa vào các hành vi và thu thập dữ liệu khách hàng để xác định khách hàng mong muốn điều gì từ những sản phẩm, dịch vụ? Nó giúp họ giải quyết những vấn đề nào? Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng?

Do đó, doanh nghiệp cần lập bản khảo sát, thực hiện phỏng vấn, gọi điện chăm sóc khách hàng. Sau khi thu thập thông tin sẽ tổng hợp những dữ liệu tạo ra một Value Proposition mang lại giá trị tốt nhất.

Một lưu ý là hãy chú ý tới những Keyword – cụm từ khách hàng thường nhắc tới nhất, sẽ giúp kết nối họ với Value Proposition của brand.

Lợi ích được thông báo rõ ràng

Các doanh nghiệp cần liệt kê các lợi ích về sản phẩm, dịch vụ và tiến hành chọn ra lợi ích chính cái mà tập trung vào nhu cầu khách hàng. Giao động từ 2 tới 3 câu, không nên quá dài nhưng vẫn đảm bảo đủ ý với mục đích của doanh nghiệp.

Thông qua các câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp có sản phẩm gì?
  • Khách hàng mục tiêu sản phẩm hướng tới là ai?
  • Sản phẩm có lợi ích nào mang đến cho khách hàng?
  • Điểm khác biệt và nổi của sản phẩm trên thị trường là gì?
  • Tại sao khách hàng sử dụng sản phẩm này mà không phải sản phẩm khác?
Cách tạo Value Proposition chất lượng
Cách tạo Value Proposition chất lượng

Chú trọng đem lại giá trị cho khách hàng

Nhằm tạo cho khách hàng cảm thấy cường điệu hóa giữa họ và sản phẩm hay dịch vụ. Điều này thường xảy ra khi họ tiếp xúc với các lợi ích mà doanh nghiệp đưa ra.

Do đó, sau khi cam kết giá trị, doanh nghiệp nên tập trung vào những giá trị cụ thể của sản phẩm/dịch vụ cũng như đảm bảo lợi ích vật chất/tinh thần cho khách hàng,

Sự khác biệt

Bước cuối chính là tạo sự khác biệt cho Value Proposition. Nó giúp cho khách hàng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ nhiều hơn và tránh được các đe dọa bởi các sản phẩm cùng ngành với đối thủ cạnh tranh.

Casa Study về Value Proposition

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu hơn Value Proposition là gì rồi. Dưới đây là Value Proposition nổi tiếng đến từ 3 thương hiệu lớn mà bạn nên tham khảo và học tập.

Apple iPhone

Apple iPhone đã làm nổi bật sản phẩm của họ so với đối thủ bằng cách đưa ra tuyên bố rằng một chiếc điện thoại không chỉ đơn thuần là một tập hợp các tính năng mà nó phải là chiếc điện thoại thông minh. Value Proposition này đã mang lại được hiệu quả lớn cho công việc kinh doanh của họ.

Thay vì phải tập trung vào một tính năng cụ thể thì công ty tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm iPhone và khai thác nhiều tính năng thực sự độc đáo của sản phẩm.

Uber

Uber chính là chuyên gia trong việc vận dụng Value Proposition để làm nổi bật được những dịch vụ hấp dẫn và vượt trội của họ so với các đối trên thị trường.

Uber đã truyền tải giá trị một cách dễ dàng và đơn giản những nội dung trong việc gọi xe mà không cần phải trải qua những cuộc trò chuyện căng thẳng với tài xế để giải thích nơi mà bạn muốn đến.

Slack

Bằng cách tiến hành chắt lọc những tuyên bố có giá trị của thương hiệu, Slack giúp cuộc sống của người dùng trở nên đơn giản, dễ chịu và năng suất hơn.

Thương hiệu này đảm bảo được sự phù hợp trong mọi quy trình truyền thông và chính sự đa dạng này đã giúp thương hiệu thống trị được không gian cũng như năng suất làm việc.

Value proposition canvas – Công cụ xác định Value proposition

Công cụ xác định Value Proposition là một framework giúp bạn đảm bảo một sản phẩm/dịch vụ đang được định vị chính xác xoay quanh những nhu cầu và giá trị mà một người tiêu dùng cần.

Value proposition canvas – Công cụ xác định Value proposition
Value proposition canvas – Công cụ xác định Value proposition

Công cụ này được phát triển bởi Dr Alexander Osterwalder ban đầu nhằm mục đích đảm bảo có sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường. Đây là công cụ chi tiết để sơ đồ hóa mối quan hệ giữa value proposition và phân khúc khách hàng.

Công cụ xác định Value Proposition gồm hai phần:

Customer Profile

  • Customer jobs – Bạn cần xác định một vấn đề/nhu cầu quan trọng nhất và liệt kê các nhiệm vụ khác nhau (các nhiệm vụ cảm tính, lý tính và nhiệm vụ mang tính xã hội) mà người tiêu dùng đang cố gắng giải quyết vấn đề/thỏa mãn nhu cầu đó.
  • Pains – Từ ô phía trên, bạn cần xác định những trải nghiệm, cảm xúc tiêu cực và rủi ro trong quá trình khách hàng cố gắng thực hiện những công việc đó. Bạn có thể liệt kê ra nhiều nỗi đau nhất có thể.
  • Gains – Bạn cần liệt kê những lợi ích và trải nghiệm tích cực mà người tiêu dùng mong chờ trong việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ để giải quyết vấn đề.

Customer Profile nên được tạo cho từng phân khúc khách hàng, vì mỗi phân khúc có gain, pain, job-to-be-done riêng biệt.

Value Map

  • Gain creators – Bạn nên giải thích cách sản phẩm/dịch vụ tạo ra lợi ích và cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng.
  • Pain relievers – Bạn cần mô tả khái quát và ngắn gọn cách sản phẩm/dịch vụ giải quyết vấn đề và nỗi đau của khách hàng đã được xác định từ trước.
  • Products and services – Bạn cần điền vào đây loại sản phẩm/dịch vụ tạo ra lợi ích và giải quyết nỗi đau của khách hàng và không cần thiết phải liệt kê đầy đủ các tính năng mà sản phẩm đó có. Bạn chỉ cần tập trung vào những gì cần cung cấp để hoàn thành customer jobs.

Sau khi liệt kê gain creators, pain relievers and products and services, mỗi phần cần được xếp hạng từ ‘nice to have’ tới ‘essential’ về giá trị đối với khách hàng. Sự phù hợp giữa value proposition và customer đạt được khi các sản phẩm/dịch vụ được cung cấp như một phần giúp giải quyết được những khó khăn và lợi ích quan trọng nhất với khách hàng.

>>> Xem thêm: Crawl là gì? Những điều cần biết về Crawl Website

Kết luận

Theo dõi Digizone để cập nhật tin tức hữu ích!


Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam

???? Địa chỉ: 05 Cửu Long, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM

???? Hotline: 093 9149 928