c61a2c99 web hosting la gi 1

Web Hosting là gì? Loại hình, Tính năng và Cách chọn mua

Hiểu Web Hosting là gì, cũng như phân loại, ưu điểm của chúng sẽ giúp doanh nghiệp chọn được nơi lưu trữ trang Web phù hợp và mang lại nhiều lợi ích nhất. 

Hosting là nơi diễn ra các giao dịch giữa người truy cập Internet và Website.
Hosting là nơi diễn ra các giao dịch giữa người truy cập Internet và Website.

Việc tìm một dịch vụ Web Hosting phù hợp cho trang Web không hề đơn giản và cần xem xét hàng loạt yếu tố. Để giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn, bài đăng sẽ giải thích sơ lược Web Hosting là gì, cách hoạt động, ưu nhược điểm của chúng.

Web Hosting là gì?

Khi bạn gõ địa chỉ trang Web vào trình duyệt, một số tệp chứa đầy mã được trình duyệt tải xuống. Nó sẽ chuyển đổi thành ngôn ngữ, hình thức mà bạn có thể xem hiểu được.

Cũng giống như trên máy tính của bạn, các tệp này được lưu trữ ở đâu đó để bạn có thể truy cập chúng. Tuy nhiên, thay vì ổ cứng của bạn, chúng nằm trên một máy tính khác được gọi là máy chủ (Servers).

Máy chủ rất mạnh và có thể quản lý nhiều người truy cập trang Web cùng một lúc. Nó được cấu thành từ những bộ phận tương tự như CPU, bộ nhớ,… Thậm chí, Servers còn có một hệ điều hành (thường là dựa trên Linux).

Chủ sở hữu máy chủ sẽ cho người sở hữu trang Web thuê Hosting. Đồng thời, họ cũng cung cấp một số dịch vụ khác như quản lý máy chủ, hỗ trợ, quét phần mềm độc hại, sao lưu,… Quá trình cung cấp cơ sở hạ tầng này được gọi là Web Hosting. Doanh nghiệp thực hiện được gọi là nhà cung cấp dịch vụ Hosting (lưu trữ).

Tóm lại, Web Hosting chính là nơi lưu trữ tất cả các Files của toàn bộ Website. Nó được ví như ngôi nhà của mỗi một Website vậy.

Web Hosting hoạt động như thế nào?

Web Hosting chuyển các tệp cục bộ của bạn đến một trang Web hoặc máy chủ từ xa.
Web Hosting chuyển các tệp cục bộ của bạn đến một trang Web hoặc máy chủ từ xa.

Nội dung ở phần này sẽ cho bạn biết cách hoạt động của Web Hosting là gì. Hosting không khác nhiều so với việc chạy một trang Web trên một máy cục bộ. Các dịch vụ lưu trữ cung cấp không gian thực sự. Họ cung cấp cho bạn một máy chủ, có thể là một máy ảo, giống như máy tính của bạn nhưng sự khác biệt là máy đó có IP công cộng.

Vì vậy, khi bất kỳ máy tính nào trên Internet yêu cầu tên miền nào đó, DNS Lookup sẽ gửi IP đến máy tính của bạn và sau đó trình duyệt gửi yêu cầu đến IP đó.

Khi mua không gian lưu trữ Web, bạn sẽ được cung cấp một môi trường hoạt động (Operating Environment-OS) được cài đặt sẵn (NIX hoặc Windows). Bạn chạy Apache, máy chủ Web tương tự như khi bạn làm trên máy tính cục bộ của mình. Bạn cần mua một miền, trỏ nó đến địa chỉ IP này.

Web Hosting chuyển các tệp cục bộ của bạn đến một trang Web hoặc máy chủ từ xa (máy chủ lưu trữ). Nếu có sử dụng cơ sở dữ liệu, bạn cần định cấu hình cơ sở dữ liệu được cung cấp trên nền tảng Hosting và nhập cơ sở dữ liệu cục bộ vào cơ sở dữ liệu của máy chủ lưu trữ được cung cấp cho bạn. Các Hosting Servers chỉ là các máy chủ từ xa trên Internet được trỏ tới một bản ghi tên miền cụ thể. Khi người dùng nhập địa chỉ trang Web, nội dung của trang sẽ hiển thị trên trình duyệt của người dùng.

Các loại hình của Web Hosting

Việc lựa chọn loại Web Hosting là gì sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố như hiệu suất, bảo mật, khả năng mở rộng và cấp độ quản lý của trang Web. Các dịch vụ lưu trữ khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Vì vậy, bạn cần tìm một lựa chọn phù hợp với ngân sách của mình.

Shared Hosting

Shared Hosting là loại Web Hosting cơ bản nhất. Các trang Web sử dụng Shared Hosting sẽ được chia sẻ tài nguyên với các trang Web khác của nhà cung cấp Hosting bạn chọn.

Ai nên dùng Shared Hosting?

Shared Hosting tiết kiệm chi phí và không yêu cầu nhiều kiến ​​thức kỹ thuật.
Shared Hosting tiết kiệm chi phí và không yêu cầu nhiều kiến ​​thức kỹ thuật.

Shared Hosting là một lựa chọn tuyệt vời cho các trang Web nhỏ, cho chủ sở hữu Web có ngân sách eo hẹp. Nó tiết kiệm chi phí và không yêu cầu nhiều kiến ​​thức kỹ thuật. Các Blogger và chủ doanh nghiệp nhỏ có các trang Web đơn giản cũng thường lựa chọn Shared Hosting. Bất kỳ trang Web nào không yêu cầu quá nhiều tương tác trên trang hoặc nhiều tài nguyên cũng sẽ khá phù hợp sử dụng loại lưu trữ này.

Ưu điểm

  • Loại Web Hosting tiết kiệm chi phí nhất.
  • Dễ dàng thiết lập.
  • Không yêu cầu kiến ​​thức kỹ thuật.
  • Phù hợp, dễ dùng cho người mới bắt đầu và các trang Web nhỏ.

Nhược điểm

  • Khi sử dụng Shared Hosting. bạn sẽ phải chia sẻ tài nguyên Server với các Website khác.
  • Có thể xảy ra các vấn đề về hiệu suất nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
  • Thời gian tải chậm hơn và tỷ lệ thời gian hoạt động thấp hơn.
  • Không thể mở rộng.

VPS Hosting

VPS là viết tắt của Virtual Private Server. Với một máy chủ VPS, trang Web của bạn sẽ vẫn chia sẻ một máy chủ duy nhất với các trang Web khác. Tuy nhiên, số lượng trang Web phải chia sẻ thấp hơn đáng kể so với Shared Hosting.

Ai nên dùng VPS Hosting?

VPS Hosting cho phép bạn thay đổi tùy chỉnh đối với cấu hình máy chủ.
VPS Hosting cho phép bạn thay đổi tùy chỉnh đối với cấu hình máy chủ.

VPS Hosting phù hợp nhất cho các doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ, cần sử dụng nhiều tài nguyên hơn mà gói Shared Hosting không thể đáp ứng. VPS Hosting mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu trang Web, những người am hiểu công nghệ và muốn thực hiện các thay đổi tùy chỉnh đối với cấu hình máy chủ của họ. Các trang Web có tệp lớn như Video, hình ảnh nên xem xét sử dụng loại Hosting này.

Ưu điểm

  • Tài nguyên máy chủ chuyên dụng.
  • Bạn có thể tạo cấu hình tùy chỉnh cho máy chủ của bạn.
  • Tỷ lệ thời gian hoạt động cao hơn và tốc độ tải nhanh hơn.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với Dedicated Server.

Nhược điểm

  • Bạn phải chia sẻ máy chủ chính với các trang Web khác.
  • Không dễ thiết lập như Shared Server.
  • Bạn vẫn gặp những hạn chế trong việc kiểm soát máy chủ.

WordPress Hosting

Thông thường, bạn sẽ thấy hai loại WordPress Hosting khác nhau được cung cấp: Shared WordPress hosting và Managed WordPress hosting.

Ai nên dùng WordPress Hosting?

Wordpress Hosting có thêm bảo mật riêng cho các trang Web WordPress.
WordPress Hosting có thêm bảo mật riêng cho các trang Web WordPress.

WordPress Hosting thường có thêm bảo mật được thiết kế đặc biệt cho các trang Web đang chạy trên nền tảng WordPress. Vì WordPress là CMS được sử dụng phổ biến nhất trên toàn cầu nên những trang Web đó có nguy cơ bị tin tặc tấn công cao hơn. Vì vậy, các tính năng bảo mật được bổ sung chắc chắn là một lợi ích lớn.

Nếu muốn Hosting được tối ưu hóa cho trang Web WordPress, bạn nên xem xét loại Web Hosting này. Tiếp đến, hãy tìm hiểu lợi ích và nhược điểm của WordPress Web Hosting là gì nhé.

Ưu điểm

  • Tối ưu hóa cho WordPress.
  • Được cài đặt sẵn cho WordPress hoặc dễ dàng cài đặt bằng một cú nhấp chuột.
  • Tăng cường bảo mật cho các trang WordPress.

Nhược điểm

  • Ít linh hoạt.
  • Quá trình cập nhật không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
  • Bạn phải chia sẻ tài nguyên với các trang WordPress khác.

Dedicated Hosting

Dedicated Hosting thường được coi là sự lựa chọn tốt nhất trong lưu trữ Web. Bởi vì bạn có một máy chủ chuyên dụng thuộc về bạn, không phải chia sẻ với các trang Web lạ.

Ai nên dùng Dedicated Hosting?

Với Dedicated Hosting, bạn không phải chia sẻ với các trang Web lạ.
Với Dedicated Hosting, bạn không phải chia sẻ với các trang Web lạ.

Các gói Dedicated Hosting thường được dành riêng cho các trang Web cấp doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là loại này dành cho các trang Web có hơn 100.000 lượt truy cập hàng tháng.

Các trang Web thương mại điện tử và doanh nghiệp lớn nên xem xét sử dụng Dedicated Hosting. Bởi bạn có thể kiểm soát hoàn toàn các chức năng máy chủ của mình. Các trang Web yêu cầu mức độ bảo mật cao như các trang Web lưu trữ dữ liệu tài chính, thông tin y tế nên sử dụng loại Hosting này.

Dedicated Hosting đi kèm với các cấp quản lý khác nhau. Bạn có thể nhờ nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ quản lý máy chủ cho bạn, hoặc bạn có thể tự quản lý máy chủ của mình.

Ưu điểm

  • Bạn có thể kiểm soát hoàn toàn máy chủ.
  • Không chia sẻ tài nguyên với bất kỳ trang Web nào khác.
  • Tính bảo mật cao.
  • Thời gian tải nhanh, thời gian hoạt động cao và hiệu suất tối ưu.

Nhược điểm

  • Đây là loại Web Hosting đắt tiền nhất.
  • Yêu cầu kiến ​​thức kỹ thuật.
  • Bạn phải chịu trách nhiệm cài đặt các bản cập nhật và giám sát mọi thứ xem có trục trặc hoặc lỗi hay không.

Cloud Hosting 

Cloud Hosting là lựa chọn tốt nhất cho các Website đang phát triển nhanh chóng.
Cloud Hosting là lựa chọn tốt nhất cho các Website đang phát triển nhanh chóng.

Cloud Hosting (dịch vụ lưu trữ đám mây) giống như một phiên bản kết hợp của VPS nhưng tiết kiệm chi phí hơn. Các gói lưu trữ đám mây đi kèm với nhiều máy chủ từ xa. Mỗi máy chủ có trách nhiệm khác nhau. Nếu một trong các máy chủ bị xâm nhập hoặc gặp sự cố, các máy chủ khác trên mạng sẽ đảm nhận các trách nhiệm đó và nhận lỗi. Đó là những gì làm cho Cloud Hosting trở thành một giải pháp thay thế hấp dẫn cho dịch vụ Web Hosting truyền thống.

Với máy chủ đám mây, trang Web của bạn sẽ có tỷ lệ thời gian hoạt động cao hơn và sẽ không có nhiều thời gian Downtime bất ngờ do lỗi máy chủ. Trang Web của bạn sẽ hoạt động ổn định hơn.

Ai nên dùng Cloud Hosting?

Dịch vụ lưu trữ đám mây là lựa chọn tốt nhất cho các trang Web kinh doanh vừa và lớn, đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Bất kỳ trang Web nào có hơn 50.000 lượt truy cập hàng tháng đều có thể xem xét gói dịch vụ Cloud Hosting.

Ưu điểm của Cloud Web Hosting là gì?

  • Nó có tính bảo mật cao.
  • Lợi ích rõ nhất của lưu trữ đám mây là khả năng mở rộng. Bạn có thể sử dụng dung lượng Hosting theo yêu cầu.
  • Ít thời gian Downtime bất ngờ hơn các loại Web Hosting khác.

Nhược điểm

  • Giá cả của gói dịch vụ không cố định, có thể thay đổi.
  • Lưu lượng không dự đoán được có thể làm tăng chi phí.
  • Tùy biến hạn chế.

Reseller Hosting

Với Reseller Hosting, bạn có thể đặt mức giá mình muốn cho khách hàng của bạn.
Với Reseller Hosting, bạn có thể đặt mức giá mình muốn cho khách hàng của bạn.

Khi bạn mua dịch vụ lưu trữ từ một nhà cung cấp Reseller Hosting, sau đó bạn có thể bán lại các dịch vụ đó cho khách hàng của mình. Bạn có thể chọn các tùy chọn giá cho khách hàng của mình và có cơ hội kiếm được lợi nhuận đáng kể.

Ai nên dùng Reseller Hosting?

Phần lớn, Reseller Hosting lại dành cho các đại lý, nhà thiết kế Web và nhà phát triển Web. Đây là những người đã có khách hàng, họ có thể thêm dịch vụ lưu trữ Web vào các dịch vụ SEO Website, trang Web mà họ hiện đang cung cấp cho khách hàng của mình.

Một trong những ưu điểm tốt nhất của việc trở thành người trung gian bán lại Hosting là thu nhập bền vững. Nếu bạn thiết kế một trang Web cho ai đó và khiến những khách hàng đó mua dịch vụ Web Hosting từ bạn, bạn sẽ được hưởng lợi từ thu nhập ổn định hàng tháng trong suốt thời gian sử dụng trang Web đó.

Ưu điểm

  • Bạn có thể đặt mức giá theo mong muốn cho khách hàng của bạn.
  • Có thể nhận thu nhập định kỳ và bền vững.
  • Cải thiện các dịch vụ hiện có của bạn.

Nhược điểm

  • Bạn cần bán được Hosting cho nhiều khách hàng, nếu không nó sẽ không mang đến nhiều lợi nhuận đáng cho bạn sử dụng.
  • Nếu có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm chính với khách hàng của bạn chứ không phải nhà cung cấp dịch vụ Hosting.

Những tính năng cần biết trước khi mua Web Hosting là gì?

Trước khi mua Web Hosting, bạn cần tìm hiểu về tốc độ, băng thông và các tính năng lưu trữ,… để có sự lựa chọn tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất cho công việc, doanh nghiệp của mình.

Tốc độ – Speed

Bạn cần xem xét yếu tố tốc độ Web trước khi mua Web Hosting.
Bạn cần xem xét yếu tố tốc độ Web trước khi mua Web Hosting.

Hãy giúp cho trang Web của bạn tải càng nhanh càng tốt. Nếu khách truy cập phải đợi một thời gian dài để tải trang, họ sẽ không có trải nghiệm tốt và có thể không quay lại.

Ngoài ra, Google hiện xem xét tốc độ trang như một yếu tố để đánh giá chất lượng của trang Web. Vì vậy, trang tải chậm có thể giết chết các nỗ lực SEO khác của bạn. Bạn có thể tham khảo một số yếu tố sau để xác định xem một Server sẽ nhanh hơn một Server khác hay không.

  • Số liệu thống kê chi tiết về phần cứng máy chủ: Việc công ty cung cấp dịch vụ Hosting công khai, quảng bá các số liệu về máy chủ của họ giúp bạn dễ theo dõi, đánh giá hơn.
  • Ổ cứng SSD (Solid State Drives): Nó nhanh hơn nhiều so với ổ đĩa quay truyền thống.
  • Vị trí: Trung tâm dữ liệu càng gần khách truy cập của bạn thì tốc độ tải trang càng nhanh.
  • Content Delivery Network (CDN): Nhiều công ty Hosting tích hợp với CDN. Điều này giúp tải hình ảnh, tài nguyên khác xuống các máy chủ nhanh hơn, giúp tăng đáng kể tốc độ của trang Web.

Băng thông – Bandwidth

Bạn có thể phân tích lưu lượng truy cập hiện tại để xác định lượng băng thông bạn cần.
Bạn có thể phân tích lưu lượng truy cập hiện tại để xác định lượng băng thông bạn cần.

Băng thông là thước đo lượng dữ liệu truyền từ trang Web đến khách truy cập trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là mỗi tháng.

Nhiều tài khoản Shared Hosting tuyên bố cung cấp băng thông không giới hạn. Nếu bạn đang điều hành một Blog cá nhân, một trang Web cho một doanh nghiệp nhỏ và lưu lượng truy cập không vượt quá vài trăm người truy cập mỗi ngày thì dịch vụ này sẽ phù hợp với bạn.

Nếu bạn đang di chuyển từ máy chủ này sang máy chủ khác, bạn có thể phân tích lưu lượng truy cập hiện tại (và xu hướng) để xác định lượng băng thông bạn cần.

Bộ lưu trữ – Storage

Dung lượng bạn cần cho Web Hosting là gì, có phải càng lớn càng tốt không? Trừ khi bạn đang xây dựng một trang Web cần lưu trữ nhiều hình ảnh hoặc tệp có độ phân giải cao, nếu không bạn sẽ không cần nhiều hơn 1GB dung lượng. Các tệp trang Web và nội dung văn bản đơn giản không chiếm nhiều dung lượng.

Nếu bạn đang xây dựng một trang Web bình thường có rất nhiều hình ảnh, bạn có thể cần sử dụng từ 2 đến 4 GB. Ví dụ: Blog có nhiều hình ảnh trên mỗi bài đăng hoặc trang Web thương mại điện tử có nhiều ảnh sản phẩm.

Bạn không nên sử dụng tài khoản Web Hosting để lưu trữ các File, phương tiện lớn. Đó là cách sử dụng tiền không hiệu quả. Nếu trang Web cần một lượng lớn tệp phương tiện lớn, hãy sử dụng các dịch vụ khác (như YouTube cho Video).

Khả năng mở rộng – Scalability

Khả năng mở rộng là yếu tố quan trọng cần xem xét khi mua Web Hosting.
Khả năng mở rộng là yếu tố quan trọng cần xem xét khi mua Web Hosting.

Bạn có thể sẽ không thực sự biết nhu cầu cụ thể của mình, cũng như mức độ phát triển chính xác của trang Web trong tương lai. Bạn chỉ có thể đưa ra một số phỏng đoán về lượng băng thông và dung lượng Web Hosting là gì.

Một trong những điều quan trọng hơn cần xem xét khi mua dịch vụ Web Hosting là khả năng nâng cấp, mở rộng như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cần xem xét tài khoản lưu trữ Web của bạn có dễ nâng cấp không, có xử lý được trong trường hợp lưu lượng truy cập tăng đột biến không.

Công nghệ – Technology

Nếu bạn định chạy hầu hết các ứng dụng PHP phổ biến như WordPress, Joomla, Drupal, Magento, MediaWiki, Zen Cart,… bạn sẽ không gặp vấn đề gì với phần lớn các máy chủ Web. Tất cả chúng đều chạy LAMP Stack một cách hiệu quả.

Phần lớn các Blog và trang Web kinh doanh sẽ hoạt động tốt trên WordPress hoặc Content Management System tương tự, và sẽ hoạt động trên hầu hết mọi tài khoản Web Hosting.

Khả năng truy cập – Access

Hầu hết tất cả các công ty Web Hosting đều cung cấp một bảng điều khiển để quản lý tài khoản lưu trữ của bạn. Nhưng không phải tất cả chúng đều giúp bạn dễ dàng truy cập vào tài khoản của mình theo những cách khác.

Ở mức tối thiểu, bạn có thể có quyền truy cập FTP vào các tệp của mình. Quyền truy cập SSH cung cấp cho bạn giao diện dòng lệnh tới máy chủ. Bạn nên lưu ý đến quyền truy cập này khi mua Web Hosting.

Bạn cũng nên tìm hiểu xem liệu bạn có thể cài đặt các chương trình bổ sung trên máy chủ của mình hay không và việc đó khó như thế nào.

Hỗ trợ – Support

Bạn nên tìm công ty cung cấp dịch vụ Web Hosting hỗ trợ khách hàng tốt.
Bạn nên tìm công ty cung cấp dịch vụ Web Hosting hỗ trợ khách hàng tốt.

Bạn nên tìm một công ty cung cấp dịch vụ Web Hosting có kế hoạch hỗ trợ khách hàng tốt. Ngay cả với công ty lưu trữ Web tốt cũng có thể gặp những vấn đề về dịch vụ của họ. Bạn nên lưu ý xem đơn vị cung cấp dịch vụ có Hotline 24/7 không, chính sách hỗ trợ của công ty cung cấp dịch vụ Web Hosting là gì, đánh giá của các khách hàng trước đó thế nào, họ có giúp khách hàng xử lý vấn đề nhanh chóng không,…

Làm thế nào để tối ưu trải nghiệm sử dụng Hosting WordPress? 

Cho dù bạn đang sử dụng gói Web Hosting được chia sẻ, giảm giá, hay VPS được quản lý đắt tiền nhất, bạn cũng nên tôi sưu trải nghiệm sử dụng Hosting. Sau đây là một số chiến lược có thể giúp bạn cải thiện hiệu suất và Hosting WordPress:

  • Bạn nên cập nhật phiên bản mới nhất cho các Plugin và cài đặt WordPress cốt lõi của bạn. Điều này sẽ giúp tăng bảo mật cho trang Web của bạn.
  • Bạn chỉ nên sử dụng các Plugin có lượng người dùng lớn và đang được phát triển tích cực. Các Plugin không còn được phát hành các phiên bản mới nữa có thể dẫn đến lỗi, không không tương thích,…
  • Hãy đảm bảo sao lưu mã và cơ sở dữ liệu của bạn thường xuyên. Nếu dữ liệu được sao lưu đúng cách và an toàn, bạn có thể không cần lo lắng việc các bản cập nhật có thể làm rối trang Web của bạn. Nếu có vấn đề gì xảy ra, bạn có thể khôi phục mọi thứ dễ dàng.
  • Không lưu trữ Video của riêng bạn, trừ khi nó thật sự quan trọng và cần thiết. Video sử dụng nhiều dung lượng lưu trữ và nhiều băng thông. Vì vậy, bạn sẽ nhanh chóng dùng hết dung lượng của gói Hosting nếu tải Video lên thường xuyên.

Tặng quý khách hàng mã giảm giá 10% khi đăng ký hosting tại Tino Host: Khi đến bước thanh toán nhập mã tranhung10 , bạn sẽ được giảm 10% Tất cả dịch vụ Hosting, VPS

Tặng Mã Giảm Giá 10% Khi Đăng Ký Hosting
Tặng Mã Giảm Giá 10% Khi Đăng Ký Hosting

 

Kết luận

Việc lựa chọn một gói dịch vụ Web Hosting có thể khá khó khăn và khiến bạn phải cân nhắc rất nhiều. Tuy nhiên, bước đầu tiên là hiểu Web Hosting là gì, các loại Hosting khác nhau,… Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin nền tảng để hiểu được những điều đó.

Nếu mới bắt đầu xây dựng Blog/trang Web đầu tiên của mình, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ Shared Hosting. Bạn hoàn toàn có thể chuyển sang một gói dịch vụ khác sau này.

Một khi bạn đã chọn được loại Hosting phù hợp, hãy xem xét và chọn công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất. Bạn nên xem xét những gì được cung cấp và so sánh RAM, dung lượng đĩa, mức sử dụng CDN, băng thông và các tài nguyên có thể định lượng khác.